Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng như thế nào? Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Ngày 14/11/2024
Kích thước chữ

Cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh, nhất là những người lần đầu được làm cha mẹ. Trẻ có thể gặp phải một số phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin, do đó cha mẹ cần biết được cách chăm sóc trẻ như thế nào sau tiêm phòng để bảo vệ sức khoẻ của bé và tối ưu hiệu quả của vắc xin.

Sau khi tiêm chủng, trẻ có thể xuất hiện một số phản ứng phụ sau tiêm và gây lo lắng cho cha mẹ. Vậy cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng như thế nào? Đây là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ trong độ tuổi cần phải tiêm vắc xin đầy đủ. Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với cha mẹ về cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng và một số lưu ý cần biết trong cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng tại nhà.

Vì sao trẻ bị các phản ứng phụ sau khi tiêm chủng?

Phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin là một trong những nỗi lo lắng của nhiều cha mẹ có con đi tiêm chủng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết những phản ứng phụ xảy ra sau khi tiêm vắc xin như sốt, sưng đỏ vết tiêm, quấy khóc… là các dấu hiệu bình thường cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đã được kích hoạt nhằm bảo vệ cơ thể bé. Các phản ứng phụ có thể khiến cho trẻ thấy khó chịu trong vài ngày và sẽ thuyên giảm dần mà không cần điều trị. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, nguyên nhân khiến trẻ gặp phản ứng phụ sau khi tiêm chủng là:

Do liên quan đến vắc xin

Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ gặp phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin do liên quan đến vắc xin. Trẻ có thể gặp phải các phản ứng phụ sau tiêm do hệ miễn dịch phản ứng lại với các thành phần có trong loại vắc xin được tiêm. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi trẻ mà phản ứng phụ xảy ra sau tiêm vắc xin không giống nhau, cụ thể như sau:

Loại vắc xin

Các phản ứng phụ thường gặp sau tiêm

Vắc xin viêm gan B

Sưng đau tại vị trí tiêm, buồn nôn, sốt nhẹ, đau cơ hoặc khớp.

Vắc xin DTap

Sốt nhẹ, đau nhức và sưng đỏ tại vị trí tiêm.

Vắc xin Hib

Sốt nhẹ, sưng đỏ và đau tại vị trí tiêm.

Vắc xin bại liệt (OPV)

Đau nhức đầu mức độ nhẹ, đau nhức cơ và tiêu chảy nhẹ.

Vắc xin Sởi - Rubella - Quai bị

Sốt nhẹ, mệt mỏi, phát ban hoặc sưng hạch.

Vắc xin viêm màng não

Sốt, sưng đau và đỏ tại vị trí tiêm, khó chịu, chán ăn.

Vắc xin thuỷ đậu

Đau hoặc sưng đỏ tại vị trí tiêm, sốt và phát ban nhẹ sau tiêm.

Vắc xin IPV

Sốt, sưng đau tại vị trí tiêm, chán ăn hoặc quấy khóc.

Vắc xin phế cầu khuẩn

Sưng đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, cáu gắt, buồn ngủ.

Vắc xin 5 in 1/6 in 1

Sưng đỏ tại chỗ tiêm, sốt nhẹ và có thể tự khỏi sau 1 - 2 ngày.

Lưu ý: Các phản ứng phụ kể trên chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tất cả trẻ em sau tiêm phòng đều gặp phải.

Cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng như thế nào? Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện? 1
Trẻ gặp phải các phản ứng sau tiêm chủng có thể liên quan đến loại vắc xin được tiêm

Do tâm lý lo lắng trước tiêm

Các phản ứng phụ có thể xảy ra sau tiêm vắc xin do trẻ mắc phải hội chứng sợ kim tiêm nên cảm thấy sợ hãi, căng thẳng trước khi tiêm chủng. Một số dấu hiệu cho thấy trẻ có tâm lý lo lắng trước khi tiêm chủng như huyết áp hoặc nhịp tăng/giảm đột ngột khi nhìn thấy kim tiêm, hoảng loạn, lo lắng, la hét, khóc to, toàn thân lạnh cóng, ngất xỉu.

Do sai sót tiêm chủng

Các phản ứng phụ xảy ra sau khi tiêm chủng có thể liên quan đến quy trình vận chuyển, bảo quản và sử dụng vắc xin chưa đúng cách, từ đó ảnh hưởng xấu đến chất lượng của vắc xin. Tuy nhiên, những phản ứng phụ do nguyên nhân này có thể chủ động phòng ngừa được bằng cách đảm bảo thực hiện đúng quy trình của Bộ Y tế trong vận chuyển, bảo quản và thực hiện tiêm chủng an toàn. Do đó, phụ huynh nên chủ động bảo vệ con trẻ bằng cách lựa chọn các cơ sở tiêm chủng uy tín, có quy trình tiêm đảm bảo an toàn.

Do trùng hợp bệnh ngẫu nhiên

Đây là những phản ứng phụ xảy ra không liên quan đến chất lượng của vắc xin hoặc sai sót trong tiêm chủng hoặc hội chứng sợ kim tiêm, mà do trẻ mắc phải các bệnh lý có sẵn trong người nhưng không được phát hiện ra trong quá trình thăm khám sàng lọc. Những phản ứng này thường xảy ra trong các chiến dịch tiêm chủng vắc xin cho trẻ với số lượng lớn.

Cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đúng cách

Việc nắm rõ cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đúng cách đóng vai trò quan trọng việc đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ trong và sau khi tiêm chủng. Dưới đây là những bước cơ bản trong chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sau tiêm phòng vắc xin, cụ thể như sau:

Theo dõi tại điểm tiêm vắc xin

Sau tiêm chủng, trẻ nhỏ nên được theo dõi sức khỏe ngay tại địa điểm tiêm chủng ít nhất là 30 phút để sớm phát hiện những phản ứng bất thường có thể xảy ra. Nếu sức khỏe của trẻ ổn định và không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, phụ huynh sẽ đưa trẻ về nhà và tiếp tục theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ ít nhất trong 48 giờ tiếp theo, đặc biệt là vào ban đêm.

Cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng như thế nào? Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện? 2
Trẻ cần được theo dõi và chăm sóc tại địa điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm

Chăm sóc trẻ sau tiêm phòng tại nhà

Tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi trẻ cũng như loại vắc xin được tiêm mà mức độ phản ứng với vắc xin ở mỗi trẻ là khác nhau. Hầu hết các phản ứng sau tiêm phòng đều ở mức độ nhẹ và sẽ thuyên giảm trong vài ngày mà không cần điều trị gì.

Ngược lại, ở những trẻ có phản ứng mạnh với vắc xin nhu quấy khóc, sốt cao kéo dài, co giật, toàn thân tím tái, thậm chí là sốc phản vệ thì trẻ cần phải được xử trí nhanh chóng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Do đó, sau khi theo dõi tại địa điểm tiêm chủng, cha mẹ cần tiếp tục theo dõi tình trạng sức khoẻ của con trong 48 giờ tiếp theo và nắm rõ cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng vắc xin tại nhà để giảm thiểu nguy cơ xảy ra phản ứng cũng như đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe cho bé, cụ thể như sau:

  • Theo dõi sát sao các dấu diệu về tinh thần, thở, nốt phát ban trên da, ăn ngủ, các triệu chứng tại vị trí tiêm, nhất là vào ban đêm.
  • Chăm sóc trẻ bị sốt sau tiêm phòng vắc xin bằng cách cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, chườm ấm, lau người bằng nước ấm hoặc sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tăng cường dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của trẻ, đảm bảo cân bằng đủ 4 nhóm dưỡng chất chính, bao gồm protein, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Đối với chăm sóc trẻ sơ sinh sau tiêm phòng​ thì nên cho trẻ tăng cường bú sữa mẹ.
  • Phụ huynh cần tránh đụng, chạm hoặc sờ vào vị trí tiêm của trẻ để tránh gây đau hoặc nhiễm trùng cho vết tiêm. Có thể chườm lạnh tại vết tiêm bị sưng đỏ để giảm bớt cảm giác đau đớn cho bé. Đồng thời, tuyệt đối tránh chườm nóng, xoa dầu gió hoặc đắp bất kỳ thứ gì lên vết tiêm để tránh nguy cơ nhiễm trùng vết tiêm.
Cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng như thế nào? Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện? 3
Cha mẹ cần nắm rõ cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng để chăm sóc bé đúng cách tại nhà

Sau khi tiêm xong trẻ có thể xuất hiện những phản ứng gì?

Sau khi tiêm chủng, trẻ có thể gặp phải một số phản ứng sau tiêm như:

  • Phản ứng tại vị trí tiêm: Trẻ có thể gặp phải một số phản ứng sau tiêm chủng ngay tại vị trí tiêm như sưng đỏ, đau hoặc nổi cục cứng.
  • Sốt: Đây là một trong những phản ứng thường gặp sau khi trẻ tiêm chủng. Do đó, cha mẹ cần nắm rõ cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau tiêm chủng đúng cách và bài bản để giúp đẩy lùi cơn sốt cũng như thúc đẩy quá trình phục hồi sức khoẻ cho bé.
  • Rối loạn tiêu hoá: Đây là một phản ứng hiếm khi xảy ra sau khi tiêm chủng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp trẻ có thể bị rối loạn tiêu hoá sau khi uống vắc xin phòng ngừa bệnh tiêu chảy do virus Rota gây ra hoặc vắc xin tả…
  • Triệu chứng giả cảm cúm: Trẻ sau khi tiêm chủng vắc xin có thể gặp phải một số triệu chứng giả cảm cúm như sổ mũi, hắt hơi, đau đầu hoặc đau cơ.
  • Phát ban: Trong một số trường hợp trẻ có thể bị phát ban nhẹ tại vị trí tiêm vắc xin hoặc những vị trí khác trên cơ thể sau khi tiêm vắc xin.
  • Áp xe: Một số trẻ có thể bị nhiễm trùng tại vị trí tiêm dẫn đến ổ áp xe do mẹ không biết cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đúng cách.
Cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng như thế nào? Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện? 4
Sốt là một phản ứng thường gặp sau khi trẻ tiêm vắc xin

Trường hợp nào cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện?

Phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi bé có những dấu hiệu bất thường như sau:

  • Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C kéo dài và không có dấu hiệu hạ sốt sau khi đã sử dụng thuốc hạ sốt.
  • Toàn thân nổi ban.
  • Trẻ bị co giật toàn thân.
  • Da tím tái.
  • Trẻ lơ mơ, mất ý thức và không có phản hồi khi được gọi.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng và nắm được hướng xử trí hiệu quả. Đồng thời, cha mẹ cũng nên tìm hiểu và lựa chọn địa điểm tiêm chủng uy tín cho bé tiêm để đảm bảo an toàn cũng như hạn chế xảy ra các phản ứng phụ sau tiêm.

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là đơn vị hàng đầu cung cấp đa dạng các dịch vụ tiêm chủng như: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online… Với những ưu điểm như tiêm nhẹ - ít đau, vắc xin chính hãng - đa chủng loại, giá tốt, hệ thống lưu trữ đạt chuẩn GSP, Long Châu là điểm đến đáng tin cậy cho quý khách hàng mỗi khi có nhu cầu về tiêm chủng. Liên hệ với Tiêm chủng Long Châu qua Hotline 1800 6928 để được tư vấn, hẹn lịch miễn phí hoặc đặt lịch online tại đây.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin