Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Cách nhận biết điểm đau niệu quản

Ngày 30/05/2024
Kích thước chữ

Đau niệu quản là triệu chứng phổ biến, thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan đến hệ thống tiết niệu. Niệu quản là đường ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang và khi có bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến dòng chảy nước tiểu qua niệu quản đều có thể gây đau. Vậy cách nhận biết điểm đau niệu quản là gì?

Niệu quản là một phần quan trọng của cơ thể con người, có nhiệm vụ đưa nước tiểu từ thận đến bàng quang. Khi niệu quản có vấn đề, có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất là cảm giác đau niệu quản. Vậy nhận biết điểm đau niệu quản như thế nào? Cùng Long Châu tìm hiểu bạn nhé!

Niệu quản là gì?

Niệu quản là một cơ quan hình ống, có cấu tạo và chức năng giúp co bóp và vận chuyển nước tiểu từ thận đến bàng quang. Đối với một người trưởng thành thì đường niệu quản sẽ có chiều dài từ 20 đến 30 cm. Đường kính khoảng từ 3 đến 4mm khi chưa giãn nở và khoảng từ 5 đến 7mm khi đã giãn nở.

Sẽ có hai đường niệu quản nối với hai quả thận ở hai bên. Thận nằm ở vị trí xương sườn ở phía giữa lưng. Cấu tạo nên niệu quản gồm ba thành phần sau:

  • Lớp niêm mạc: Đây là lớp trong cùng, lót bên trong của lòng niệu quản. Lớp này cho phép niệu quản co giãn để thích ứng với sự thay đổi của lượng nước tiểu
  • Lớp cơ: Bao gồm các cơ trơn xếp theo hai lớp chính đó là lớp vòng ở bên trong và lớp dọc ở bên ngoài. Với nhiệm vụ co bóp theo nhu động để lấy nước tiểu từ thận xuống bàng quang.
  • Lớp mô liên kết: Đây là lớp nằm ngoài cùng, chứa các mô liên kết lỏng lẻo và dây thần kinh. Từ đó giúp bảo vệ và giữ niệu quản ổn định trong khoang bụng.
Cách nhận biết điểm đau niệu quản  1
Niệu quản là cơ quan hình ống được cấu tạo bằng cơ trơn

Cách nhận biết điểm đau niệu quản

Các điểm đau niệu quản sẽ xuất hiện ở những vị trí sau:

  • Điểm đau niệu quản trên: Điểm đau này thường nằm ở vị trí ngang rốn, đây chính là nơi hẹp nối giữa niệu quản và bể thận.
  • Điểm đau niệu quản giữa: Vị trí này là điểm nối từ ⅓ đến ⅔ trong đường nối 2 gai chậu trước trên. Hai điểm đau này cũng thường xuất hiện ở mạn sườn và xương sống. Nơi giao giữa bờ xương sườn thứ 12 với cơ cạnh sống hoặc góc thứ 12 và cột sống.

Bạn có thể kiểm tra cơn đau bằng cách dùng một đầu ngón tay ấn theo chiều thẳng đứng và ấn vào đúng vị trí đau niệu quản trên hoặc giữa, từ từ ấn mạnh xuống dưới. Nếu thấy cơn đau lan dọc từ tiểu sườn xuống đến xương mu thì đó chính là điểm đau niệu quản.

Cách nhận biết điểm đau niệu quản  3
Bạn có thể sử dụng một đầu ngón tay ấn dọc theo chiều thẳng để kiểm tra điểm đau niệu quản

Các bệnh lý thường gặp tại niệu quản

Một số các bệnh lý bạn có thể gặp phải tại niệu quản như hẹp niệu quản, sỏi niệu quản, tắc nghẽn niệu quản, nhiễm trùng đường tiết niệu, ...

Hẹp niệu quản

Hẹp niệu quản là tình trạng niệu quản bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, khiến cho dòng chảy của nước tiểu bị ảnh hưởng, từ đó dẫn đến tình trạng nước tiểu bị ứ đọng tạo nên một áp lực lớn cho thận. Nếu không điều trị kịp thời hẹp niệu quản có thể gây nên một số các tổn thương thận và các biến chứng nghiêm trọng khác.

Nguyên nhân của tình trạng có thể đến từ các dị tật bẩm sinh ở hệ tiết niệu hoặc các sẹo từ chấn thương hoặc sau phẫu thuật. Khi bị hẹp niệu quản, bạn thường sẽ có cảm giác đau ở vùng lưng hoặc vùng hông, khó tiểu, tiểu kém hoặc dòng tiểu yếu. Các phương pháp để điều trị tình trạng này sẽ phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân. Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào của hẹp niệu quản, hãy đến thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cách nhận biết điểm đau niệu quản  2
Sỏi niệu quản là một trong số bệnh lý thường gặp ở niệu quản

Tắc nghẽn niệu quản

Cũng như hẹp niệu quản, tắc nghẽn niệu quản cũng gây nên tình trạng cản trở dòng chảy của nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Từ đó có thể gây ứ nước ở thận và gây nên những tổn thương ở thận nếu không được điều trị kịp thời. Một số nguyên nhân có thể kể đến chính là: Phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận, khối u ở thận… Trong trường hợp này, người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng hoặc đau một bên hông. Các bác sĩ khi thăm khám cho trường hợp này thường sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh để điều trị hoặc thực hiện phẫu thuật nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào của hệ bài tiết bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Nguyên nhân có thể đến từ sự xâm nhập của các loại vi khuẩn như klebsiella, proteus… hoặc vệ sinh không đúng cách có thể khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào niệu đạo. Chính vì thế, bạn nên chú ý hơn trong việc vệ sinh đau khi đi đại tiện và tiểu tiện để hạn chế tốt nhất tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. 

Có thể thấy, niệu quản đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ bài tiết của mỗi con người. Vì khi niệu quản gặp vấn đề, nước tiểu sẽ khó có thể dẫn đến bàng quang từ đó gây ứ đọng trong thận. Lâu dần sẽ gây nên những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng cho thận. Nếu nhận thấy những bất thường, bạn nên gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt bạn nhé!

Xem thêm: Điều trị sỏi niệu quản như thế nào?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.