Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hội chứng Stevens-Johnson (SJS) là một bệnh lý hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến da và niêm mạc. 5% - 30% số ca bệnh dẫn đến tử vong. Vậy hội chứng này là gì, phòng tránh và điều trị như thế nào?
Với tỷ lệ mắc là 2/1.000.000 người, hội chứng Stevens-Johnson (SJS) là một loại bệnh hiếm gặp nhưng lại có nguy cơ tử vong cao. Hội chứng Stevens-Johnson (Stevens-Johnson Syndrome, viết tắt là SJS) được mô tả lần đầu tiên vào năm 1922 bởi hai bác sĩ người Mỹ Albert Mason Stevens và Frank Chambliss Johnson.
Hội chứng Stevens-Johnson (SJS) là một dạng phản ứng dị ứng, thường là dị ứng với thuốc. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là xuất hiện tình trạng lở loét ở các lỗ hở tự nhiên của cơ thể như mắt, mũi, miệng, họng, đường tiểu,… Bệnh thường thấy ở trẻ em, nam thanh niên có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ. Bệnh xuất hiện nhiều hơn vào mùa hè và mùa xuân.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hội chứng Stevens-Johnson, phổ biến nhất là là do phản ứng dị ứng với thuốc. Cả những loại thuốc đang sử dụng hoặc thậm chí là các thuốc sử dụng trong một tháng trước đó đều có thể là nguyên nhân gây bệnh. Phần lớn các loại thuốc đều có nguy cơ gây hội chứng Stevens-Johnson. Trong đó, một số loại thuốc gây nguy cơ mắc bệnh cao hơn, gồm:
Người bệnh có thể mắc hội chứng SJS khi nhiễm các virus như: Virus Herpes (có thể là Herpes Simple hoặc Herpes zoster), virus gây HIV, viêm gan A,… Rối loạn nội tiết trong thời kỳ mang thai hay rối loạn kinh nguyệt cũng là một trong số những nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài ra, các bệnh nhiễm khuẩn như viêm não, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn răng miệng cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Người mắc các bệnh sốt rét, ký sinh trùng, nhiễm nấm, trùng roi hay các bệnh về miễn dịch,… có tỷ lệ mắc SJS cao hơn người bình thường.
Bệnh nhân mắc hội chứng Stevens-Johnson (SJS) thường xuất hiện những triệu chứng sau đây:
Khi bệnh tiến triển ngày càng nặng hơn, bệnh nhân trở nên mệt mỏi, đau đớn, viêm màng cơ tim, loạn nhịp tim, khó thở, hôn mê, nhiễm trùng máu và có thể dẫn đến tử vong.
Hội chứng Stevens-Johnson có thể xảy ra với bất kỳ ai. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao gồm:
Nếu phát hiện nguyên nhân gây hội chứng Stevens-Johnson (SJS) là do dị ứng thuốc thì người bệnh cần ngưng sử dụng loại thuốc đó ngay lập tức. Bạn hãy rà soát kỹ cả những loại thuốc đã được sử dụng trong vòng 1 tháng trước khi khởi phát bệnh vì nó vẫn có thể là nguyên nhân gây dị ứng. Bệnh nhân không nên sử dụng lại các thuốc đó.
Hiện khoa học chưa tìm ra xét nghiệm nào đặc hiệu để xác định chính xác loại thuốc gây dị ứng. Một số xét nghiệm có thể áp dụng tạm thời là: Test áp da, chuyển dạng tế bào lympho, đo nồng độ của các cytokin, interferon được sinh ra bởi tế bào lympho dưới tác dụng của thuốc.
Những bệnh nhân bị bong da trên 10% diện tích nên được chuyển vào điều trị ở khoa Bỏng hoặc Hồi sức tích cực của các bệnh viện với sự hỗ trợ của các bác sĩ.
Với phương pháp chăm sóc da tại chỗ, chúng ta hãy tránh cầm nắm, lôi kéo người bị bệnh nặng và sử dụng bảo hộ khi tiếp xúc với họ. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho dùng kháng sinh nếu bệnh nhân có bằng chứng nhiễm khuẩn. Bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau nếu đau nhiều và bị thương tổn da. Nếu bệnh nhân không di chuyển được hoặc bị tiêu chảy, gia đình hãy tránh để phân và chất bẩn tiếp xúc với vùng da bị tổn thương.
Vùng da và niêm mạc bị tổn thương cần được làm sạch hàng ngày bằng nước muối sinh lý, nước ấm vô trùng hoặc các dung dịch sát trùng. Bệnh nhân có thể bôi kem dưỡng ẩm lên da và bôi thuốc kháng sinh lên vùng da có vảy tiết, bị trợt.
Vùng da đã bị mất thượng bì cần được băng lại bằng gạc không dính. Các mảnh thượng bì đã bong ra nên được giữ lại để bảo vệ da. Với các trường hợp tổn thương niêm mạc miệng lâu lành, bạn có thể sử dụng các thuốc điều trị Herpes, Candida. Niêm mạc âm hộ, âm đạo có thể được bôi corticosteroid tại chỗ để giảm viêm.
Đối với việc điều trị toàn thân, bệnh nhân cần được bổ sung nước và điện giải, nên dùng đường uống nếu được. Bác sĩ có thể sẽ đặt đường truyền ở những vùng da không bị tổn thương, theo dõi cân bằng dịch và lượng dịch vào - ra để tính lượng dịch cần bù.
Bệnh nhân hội chứng Stevens-Johnson cần có chế độ dinh dưỡng cao hơn so với bình thường. Nếu vùng miệng bị tổn thương và không ăn được, bác sĩ sẽ đặt sonde dạ dày cho bệnh nhân. Trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng máu, bác sĩ sẽ chỉ định lọc máu.
Để hạn chế nguy cơ mắc hội chứng Stevens-Johnson (SJS), mỗi người cần tuân thủ các biện pháp phòng bệnh. Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bệnh nhân hãy dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mọi người không sử dụng thuốc không kê đơn, không dùng theo đơn thuốc của người khác, không tự ý bỏ liều hay ngưng sử dụng thuốc. Bạn hãy thông báo cho bác sĩ nếu bị dị ứng thuốc hay thức ăn. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, đặc biệt là sốt cao hay viêm miệng, bạn hãy tới ngay cơ sở y tế.
Việc khám sức khỏe định kỳ có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát tình hình, giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nếu có. Ngoài ra, mọi người cần duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, uống đủ nước. Rửa tay trước bữa ăn hay khi chăm sóc vùng da bị thương tổn cũng giúp hạn chế nguy cơ mắc SJS.
Hội chứng Stevens-Johnson (SJS) là một căn bệnh cực kỳ nghiêm trọng và đòi hỏi sự chăm sóc y tế kịp thời. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị có thể giúp nâng cao nhận thức và giảm nguy cơ mắc bệnh. Chủ động chăm sóc sức khỏe cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa hội chứng này.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.