Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cảnh báo tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn

Ngày 10/08/2023
Kích thước chữ

Thuốc đặt hậu môn là loại thuốc chuyên dùng trong những trường hợp cần thuốc có hiệu quả nhanh hoặc những bệnh nhân không đáp ứng điều trị bằng thuốc uống. Vậy tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn có hay không?

Tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn là điều được nhiều người quan tâm bởi khi sử dụng cần đặt thuốc vào vùng hậu môn, trực tràng để thuốc phát huy tác dụng. Để hiểu hơn về tác dụng phụ cũng như một số thông tin liên quan đến thuốc đặt hậu môn, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết sau.

Cơ chế hoạt động và công dụng chính của thuốc đặt hậu môn

Thuốc đặt hậu môn là loại thuốc giúp giải quyết nhanh tình trạng như sốt cao, táo bón,... và có hiệu quả lâu dài trong điều trị bệnh trĩ hoặc những chứng bệnh khác về đường tiêu hóa dưới, trực tràng,... Thuốc thường được điều chế bằng những hoạt chất có công dụng chữa bệnh dưới dạng gel hoặc dung dịch lỏng để dễ thẩm thấu hơn khi sử dụng. 

Cảnh báo tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn 1
Thuốc đặt hậu môn có nhiều loại với các tác dụng khác nhau

Hiện nay thuốc đặt hậu môn không còn giới hạn ở việc chữa táo bón, hạ sốt nữa mà được chia thành nhiều loại dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.

  • Phân loại thuốc đặt hậu môn theo cơ chế hoạt động: Gồm có 2 loại chính là thuốc tác dụng tại chỗ và thuốc tác dụng toàn thân.
  • Phân loại theo nguồn gốc thành phần: Gồm 2 dạng thuốc đặt hậu môn là thuốc đặt hậu môn nguồn gốc thiên nhiên và thuốc đặt hậu môn bào chế.
  • Phân loại theo tác dụng: Đối với các phân loại này sẽ có nhiều dạng thuốc đặt hậu môn gồm thuốc đặt hậu môn hạ sốt, thuốc đặt hậu môn trị bệnh trĩ, thuốc đặt hậu môn trị táo bón, thuốc đặt hậu môn thấp khớp và cuối cùng là một số dạng thuốc đặt hậu môn bổ sung nội tiết tố,...

Vậy tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn là gì? Cơ chế hoạt động của thuốc đặt hậu môn là gì? Thuốc đặt hậu môn có 2 dạng cơ chế hoạt động là tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân.

  • Tác dụng tại chỗ: Thuốc giúp tác dụng ngay thời điểm dùng, điển hình là hiệu quả giãn thành mạch hậu môn, làm mềm phân,... để điều trị táo bón, hỗ trợ việc đi ngoài thuận tiện hơn.
  • Tác dụng toàn thân: Thuốc đặt hậu môn dạng này thẩm thấu hoạt chất vào thành mạch, từ đó đưa thuốc đi toàn cơ thể và điều trị bệnh như bệnh trĩ, thấp khớp, hạ sốt nhanh,...

Ngoài dùng để hạ sốt, chữa bệnh thì thuốc đặt hậu môn còn được ứng dụng trong y khoa để làm sạch đường ruột dưới, hỗ trợ quá trình nội soi, phẫu thuật,... đường tiêu hóa dưới.

Hướng dẫn cách dùng thuốc đặt hậu môn đúng cách

Thực tế, tỷ lệ gặp phải tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn cũng chịu ảnh hưởng từ việc bạn có sử dụng thuốc đặt hậu môn đúng cách hay không. Một cuộc khảo sát diện rộng cho thấy hầu hết những người gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc đặt hậu môn là do quá trình đặt thuốc không đúng, không đảm bảo vệ sinh. 

Cảnh báo tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn 2
Bạn nên đeo găng tay khi đặt thuốc để đảm bảo an toàn vệ sinh

Dưới đây là những bước quan trọng để sử dụng thuốc đặt hậu môn đúng cách:

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ tay trước khi đặt thuốc. Bạn hãy rửa tay với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn để tránh lây nhiễm vi khuẩn vào hậu môn, vùng kín khi thực hiện đặt thuốc.
  • Bước 2: Mở gói thuốc và đeo găng tay dùng 1 lần để lấy thuốc. Nếu cảm nhận thấy thuốc đặt hậu môn bị mềm bạn hãy đặt thuốc vào ngăn đá tủ lạnh 10 - 15 phút để kết cấu thuốc cứng hơn, dễ dàng đặt thuốc vào hậu môn hơn.
  • Bước 3: Nằm nghiêng người, hơi cong 2 chân lên gần bụng và bắt đầu đặt thuốc vào hậu môn. Đối với người lớn bạn nên đặt thuốc sâu ít nhất 2.5cm và 1.2cm nếu đối tượng là trẻ em.
  • Bước 4: Nằm yên trong 15 - 60 phút tùy loại thuốc để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất trước khi vệ sinh lại hậu môn bằng nước ấm. Tránh dùng nước nóng sẽ dễ làm hậu môn tổn thương và ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn bạn nên biết

Nhận biết từ đầu một số tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn sẽ giúp bạn có phương án xử lý kịp thời, tránh tình trạng quá lo lắng, sợ hãi khi gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn này. Mặt dù thuốc đặt hậu môn có thể gây nên các triệu chứng khó chịu khi dùng nhưng hầu hết đều không gây nguy hiểm đến tính mạng nên bạn cũng không cần quá lo lắng. Một số tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn điển hình có thể kể đến như:

  • Dị ứng da, nổi mẩn bất thường trên da.
  • Buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, hoa mắt.
  • Tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần nhưng mỗi lần rất ít.
  • Ruột dưới bị kích thích dẫn đến phản ứng nôn nao khó chịu cho người dùng.
  • Đau bụng bất thường, cảm thấy nhói liên tục ở bụng, đau bụng âm ỉ.
  • Khát nước liên tục ngay cả khi vừa uống nước xong.
  • Choáng váng, mất thăng bằng khi vận động, di chuyển.
  • Mất trương lực ruột, giảm nồng độ kali và khi đi đại tiện bị mất phản xạ tự nhiên.
  • Hậu môn cảm thấy châm chích khó chịu, đau rát hậu môn nhẹ hoặc ngứa ngáy.

Các chuyên gia cũng cho biết thêm, ngoài những tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn nêu trên, loại thuốc này còn có thể dẫn đến các triệu chứng như tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim, hồi hộp, tăng đường huyết,... Mặc dù tỷ lệ xảy ra tác dụng phụ khi dùng thuốc đặt hậu môn là không cao nhưng bạn vẫn cần hết sức cẩn trọng, tránh để lại nhiều biến chứng đối với cơ thể. 

Cảnh báo tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn 3
Tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn là tình trạng đau bụng, buồn nôn

Một số bác sĩ khuyến cáo vì dùng thuốc đặt hậu môn có nhiều tác dụng phụ nên người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng thuốc đặt hậu môn bừa bãi, lạm dụng thuốc dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe. Thuốc đặt hậu môn chỉ nên là phương pháp xử lý cuối cùng khi thuốc uống không phát huy tác dụng tốt nhất.

Để giảm thiểu tối đa khả năng tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn khi dùng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại có đủ điều kiện để dùng thuốc đặt hậu môn hay không, cẩn trọng trong cách dùng và cách bảo quản thuốc,... Hơn thế nữa, những người cao tuổi hoặc người có bệnh lý về tim, gan, thận,... cần tránh dùng thuốc đặt hậu môn để giữ an toàn cho sức khỏe.

Mong rằng qua những chia sẻ trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu hơn về tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn cũng như cách để phòng tránh tác dụng phụ này xuất hiện. Khi dùng thuốc đặt hậu môn bạn nên dùng đúng liều lượng bác sĩ kê đơn, tránh tuyệt đối tự ý dùng tại nhà.

Xem thêm: Đặt thuốc hậu môn bao lâu đi vệ sinh được?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin