Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cấy ốc tai điện tử là phương pháp điều trị khiếm thính được sử dụng hiệu quả và phổ biến hiện nay. Dù hiệu quả điều trị tích cực, tuy nhiên, cấy ốc tai điện tử có nguy hiểm không vẫn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu ngay vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Cấy ốc tai điện tử là phương pháp điều trị khiếm thính được sử dụng hiệu quả và phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, với những ưu nhược điểm của phương pháp này, cấy ốc tai điện tử có nguy hiểm không vẫn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
Theo báo cáo thống kê từ WHO năm 2012, tỷ lệ những người nghe kém chiếm 5% dân số thế giới. Trong đó, có đến 9% là trẻ em. Ở Việt Nam, cứ mỗi 1,2 đến 1,3 triệu trẻ em được sinh ra thì có đến 6000 trường hợp trẻ mắc tật nghe kém hoặc điếc bẩm sinh. Việc kiểm soát và điều trị kịp thời nhằm cải thiện thính lực giúp trẻ có cơ hội phục hồi chức năng nghe và phát triển ngôn ngữ, hòa nhập cuộc sống tốt hơn.
Một số biện pháp điều trị tình trạng nghe kém, điếc bẩm sinh có thể kể đến như sử dụng máy trợ thính, tập luyện, cấy ốc tai điện tử. Trong đó, cấy ốc tai điện tử là phương pháp hiện đại, hiệu quả được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Cấy ốc tai điện tử hay còn gọi là cấy điện cực ốc tai là phương pháp cấy ghép thiết bị điện tử đặt vào ốc tai. Nó giúp điều trị và hỗ trợ phục hồi thính lực cho cả trẻ em và người lớn. Ốc tai điện tử bao gồm một bộ phận xử lý âm thanh nằm sau tai và một bộ phận được cấy bên trong tai. Nó có nhiệm vụ thay thế các tế bào thần kinh đã bị tê liệt trước đó. Các xung động kinh từ ốc cơ điện tự truyền đến não giúp bạn cảm nhận được âm thanh.
Mặc dù cấy ốc tai điện tử không thể thay thế hoàn toàn thính lực của một người bình thường. Tuy nhiên, những trường hợp cấy ốc tai điện tử có thể nghe hiểu được giọng nói sau một thời gian sử dụng mà không cần đến việc đọc khẩu hình miệng.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, cả người lớn và trẻ em hay những trường hợp người lớn tuổi đều có thể thực hiện phương pháp cấy ghép điện cực ốc tai. Tuy nhiên, với trẻ em, nếu được thực hiện phương pháp này càng sớm càng tốt có thể giúp trẻ có cơ hội tiếp xúc với âm thanh sớm hơn, thuận tiện cho việc phát triển ngôn ngữ và hòa nhập cuộc sống xung quanh.
Các trường hợp đủ điều kiện được chỉ định cấy điện cực ốc tai như:
Một số trường hợp chống chỉ định cấy ốc tai điện tử như:
Cấy ốc tai điện tử là một trong những phương pháp giúp điều trị và phục hồi thính lực tương đối an toàn, hiện đại nhất hiện nay. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh lý hoặc sức khỏe của người bệnh, đáp án cho vấn đề cấy ốc tai điện tử có nguy hiểm không sẽ khác nhau.
Một số biến chứng mà bệnh nhân có thể gặp trong và sau quá trình phẫu thuật như:
Dù một số biến chứng có thể hoặc không xảy ra đối với người bệnh. Trước khi quyết định cấy điện cực ốc tai, bạn cần nắm rõ và cân nhắc những ưu nhược điểm của nó trước khi thực hiện.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Cấy ốc tai điện tử có nguy hiểm không không hẳn là nỗi lo lớn nhất của các bệnh nhân gặp vấn đề về thính lực. Trước khi tiến hành cấy ốc tai điện cực, bác sĩ chuyên môn sẽ cung cấp và giải thích cho bạn những thông tin quan trong và sau khi phẫu thuật.
Quá trình phẫu thuật cấy điện cực ốc tai thường được tiến hành như sau:
Sau khi phẫu thuật xong, bệnh nhân được chuyển đến phòng hậu phẫu. Bệnh nhân tiếp tục được bác sĩ theo dõi và thăm khám để phát hiện các dấu hiệu bất thường. Sau 7 ngày, bệnh nhân cần tái khám để kiểm tra vết mổ. Nếu vết mổ nhanh phục hồi, thiết bị điện cực ốc tai sẽ được kích hoạt.
Một tháng sau khi phẫu thuật, bộ phận bên ngoài của ốc tai điện tử sẽ được gắn thêm ở bên ngoài. Các bộ phận cũng sẽ được kích hoạt và hoạt động ngay lúc đó. Bệnh nhân cần thường xuyên tái khám định kỳ để kiểm tra tình hình hoạt động của ốc tai. Đồng thời, bệnh nhân cần tham gia trị liệu phục phồi thính lực nhằm cải thiện chức năng nghe và nói.
Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn sẽ giúp bạn giải đáp được nỗi lo "Cấy ốc tai điện tử có nguy hiểm không?". Nếu bạn đang có ý định cấy ốc tai điện tử, hãy đến ngay cơ cở y tế để được thăm khám và nhận tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.