Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phương pháp phẫu thuật tiệt căn xương chũm được chỉ định khi người bệnh bị nhiễm trùng xương chũm mà điều trị nội khoa không hiệu quả. Cùng tìm hiểu về phương pháp này thông qua bài viết đưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Nhiễm trùng xương chũm là một trong những bệnh lý vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nghe của người bệnh. Do đó, việc phẫu thuật tiệt căn xương chũm là điều rất cần thiết để ngăn chặn kịp thời những biến chứng nguy hiểm. Vậy phẫu thuật tiệt căn xương chũm là gì? Quy trình thực hiện như thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Nhà thuốc Long Châu giải đáp qua bài viết dưới đây.
Xương chũm thuộc một phần của xương thái dương. Nó thường nằm ở sau tai, chứa đầy các tế bào không khí ở bên trong. Xương chũm có cấu tạo thông với hòm nhĩ và sào đạo. Đây chính là lý do vì sao bệnh viêm tai, nhiễm trùng tai không được chữa trị đúng cách thì sẽ lây lan đến tai giữa, gây ra bệnh lý viêm tai giữa mạn tính cholesteatoma, thậm chí là viêm tai xương chũm.
Mục đích của phương pháp phẫu thuật tiệt căn xương chũm là loại bỏ một hoặc nhiều phần xương phía sau tai. Từ đó, phá bỏ thành sau của ống tai xương, tạo thành một hốc nhỏ nối từ xương chũm, sào bào, thượng nhĩ và trung nhĩ đến tận ống tai ngoài.
Nhờ vào kỹ thuật này, bác sĩ có thể ngăn chặn một cách tối đa các tổn thương bên trong tai. Tuy nhiên, người bệnh vẫn không thể tránh được tình trạng suy giảm thính lực so với ban đầu.
Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương thức phẫu thuật tiệt căn xương chũm khác nhau. Cụ thể:
Kỹ thuật này hay còn được biết đến là phẫu thuật tiệt căn xương chũm bán phần, giúp bác sĩ giữ lại được toàn bộ màng nhĩ và chuỗi xương con. Ưu điểm của phương pháp này là cải thiện khả năng nghe của tai, làm giảm tỷ lệ tái phát bệnh viêm tai giữa cholesteatoma.
Đây là phương pháp mổ tiệt căn xương chũm truyền thống, nhằm loại bỏ toàn bộ màng nhĩ, xương búa, xương đe, chỉ giữ lại xương bàn đạp và bít lỗ vòi. Các biến chứng của phương pháp này thường khá nguy hiểm, có nguy cơ để lại biến chứng cao hơn nên chỉ được áp dụng với những trường hợp bệnh xương chũm đã tiến triển phức tạp. Nó cũng được kết hợp linh hoạt với chỉnh hình tai giữa và hốc mổ, chỉnh hình cửa tai rộng để điều trị triệt để các triệu chứng của bệnh.
Phẫu thuật tiệt căn xương chũm được đánh giá là vô cùng phức tạp. Vậy nên, bác sĩ cần thực hiện đúng kỹ thuật, tuân thủ tuyệt đối quy trình như sau:
Người bệnh được thăm khám kỹ càng về tình trạng bệnh lý và thể trạng hiện tại. Bạn cũng cần thông báo rõ với bác sĩ về tiểu sử mắc bệnh để bác sĩ xem xét về nguy cơ tai biến sau khi phẫu thuật. Đồng thời, chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết như: Chụp xương chũm, thính lực đồ,...
Nhân viên y tế sẽ thực hiện cạo sạch tóc ở phía sau và vị trí cách vành tai khoảng 5cm để bác sĩ dễ dàng phẫu thuật. Bệnh nhân cũng được hướng dẫn nhịn ăn trước khi phẫu thuật.
Các bước phẫu thuật sẽ được tiến hành lần lượt:
Nguyên tắc quan trọng nhất sau phẫu thuật là theo dõi và xử lý các tai biến (nếu có). Trong 6 ngày đầu tiên, cơ thể người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như: Chóng mặt, liệt mặt, chảy máu, tăng thân nhiệt bất thường,... Từ ngày thứ 7, bệnh nhân đã có thể thay băng vết thương và cắt chỉ. Nếu cơn đau vẫn xuất hiện thường xuyên, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh.
Tốt nhất, bạn nên tránh làm các việc nặng như: Mang, vác, chạy, nhảy,... trong ít nhất 2 - 4 tuần đầu. Trong trường hợp miệng vết thương xuất hiện tình trạng sùi, viêm, bạn có thể làm sạch bằng nước, dung dịch nước muối 0,9% và cồn y tế. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường như: Hạ huyết áp, hạ thân nhiệt, suy hô hấp,... bạn nên đến thăm khám để được bác sĩ xử lý kịp thời.
Phẫu thuật tiệt căn xương chũm là phương pháp điều trị tương đối phức tạp, đòi hỏi cơ sở vật chất hiện đại và bác sĩ có tay nghề cao. Do đó, bạn hãy lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để thực hiện nhé! Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào vì phẫu thuật là một điều trị y tế quan trọng.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.