Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi chăm sóc cho người bệnh, chế độ ăn uống cho người bệnh tim mạch vành là yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân nhanh hồi phục và duy trì chất lượng cuộc sống. Với một thực đơn ăn uống phù hợp và chăm sóc bệnh nhân đúng cách, người bệnh sẽ giảm nhẹ triệu chứng, ngăn chặn sự phát triển của mảng xơ vữa cũng như hạn chế biến chứng bệnh. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chủ đề này nhé!
Vậy chế độ ăn uống cho người bệnh tim mạch vành như thế nào cho phù hợp? Người bệnh cần được tăng cường tiêu thụ nhóm thực phẩm giúp tăng cường hệ tuần hoàn và điều hòa nồng độ cholesterol máu. Đồng thời, người bệnh cần thường xuyên vận động thể chất và ngủ nghỉ đầy đủ giúp hạn chế tối đa sự tiến triển của bệnh.
Bệnh mạch vành là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến nhất trên thế giới. Bệnh này xảy ra khi hệ thống mạch dẫn máu đến tim bị bít kẹt bởi mảng bám trong thành mạch, gây ra thiếu máu và oxy cho cơ tim.
Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh mạch vành có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc hoại tử không hồi phục cơ tim.
Nguyên nhân chính của bệnh mạch vành là do mảng bám chứa cholesterol và các chất khác trên thành mạch gây giảm hoặc mất lượng máu cung cấp cho vùng cơ tim tương ứng. Từ đó, tế bào cơ tim bị thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho sự hoạt động chức năng.
Những yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành bao gồm: Tuổi tác, giới tính (nam giới có nguy cơ cao hơn), gia đình có tiền sử bệnh tim mạch, hút thuốc, tiểu đường, cao huyết áp, béo phì, tiền sử bệnh tim mạch và chế độ ăn uống không lành mạnh.
Triệu chứng của bệnh mạch vành thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Những triệu chứng điển hình bao gồm đau thắt ngực, khó thở và mệt mỏi khi thực hiện vận động nặng hoặc tập thể dục.
Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và kéo dài hơn, gây ra đau thắt ngực ở nhiều vị trí khác nhau, khó thở thường xuyên kể cả lúc nghỉ, buồn nôn, nôn mửa và chóng mặt.
Để phòng ngừa và điều trị bệnh mạch vành, cần thực hiện một số biện pháp như: Ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, giảm cân (nếu cần thiết), hạn chế hút thuốc, cũng như hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, cần thường xuyên đi khám sức khỏe và theo dõi các triệu chứng của bệnh để phát hiện và điều trị kịp thời.
Để hỗ trợ điều trị bệnh, chế độ ăn uống cho người bệnh tim mạch vành cần có nhóm thực phẩm tăng cường hệ tuần hoàn để giúp cải thiện lưu thông máu và oxy đến cơ tim và các cơ quan trong cơ thể. Nhóm thực phẩm này bao gồm:
Dưới đây là một số loại thực phẩm giúp giảm nồng độ cholesterol được khuyến khích cho người bị bệnh mạch vành:
Ngoài ra, cần tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, đường và muối, thực phẩm chiên và các loại đồ ngọt. Thay vào đó, nên bổ sung thực phẩm tươi và lành mạnh vào chế độ ăn uống cho người bệnh tim mạch vành, chế biến với các phương pháp nấu ăn đơn giản như nướng, hấp hoặc xào lửa nhỏ để giữ được giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân nên tư vấn với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Bệnh mạch vành có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chăm sóc bệnh nhân bị bệnh mạch vành là một phần quan trọng trong quá trình điều trị và giúp bệnh nhân có một cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Trước tiên, bệnh nhân bị bệnh mạch vành cần một chế độ ăn uống lành mạnh. Bệnh nhân cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol như thịt đỏ, trứng, hay kem ngọt. Thay vào đó, bệnh nhân cần bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả, ngũ cốc và các loại hạt để giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể.
Thứ hai, tập thể dục đều đặn là yếu tố quan trọng giúp người bệnh duy trì sức khỏe. Vận động thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ tái phát bệnh mạch vành.
Bệnh nhân có thể bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc đi xe đạp. Tuy nhiên, bệnh nhân cần thảo luận với bác sĩ để chọn loại hình vận động phù hợp với tình trạng sức khỏe và thể trạng của bản thân.
Thứ ba, hạn chế các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành như hút thuốc và uống rượu. Bệnh nhân nên hạn chế hoặc ngừng hút thuốc để giảm thiểu tối đa nguy cơ tiến triển bệnh mạch vành.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần giảm thiểu việc uống rượu và đảm bảo sử dụng rượu với liều lượng nhỏ và có một thói quen uống rượu lành mạnh.
Thứ tư, người bệnh cần tuân thủ điều trị các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch khác như cao huyết áp, tiểu đường và béo phì. Bệnh nhân nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý này, giúp giảm nguy cơ tái phát hoặc tiến triển bệnh mạch vành.
Trên đây là bài viết của Nhà thuốc Long Châu về chế độ ăn uống cho người bệnh tim mạch vành. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về bệnh lý này cũng như cách chăm sóc bệnh nhân hiệu quả trong và sau quá trình điều trị. Hãy tiếp tục đón xem những bài viết về chủ đề sức khỏe trên trang web của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Xem thêm: Bệnh nhân mắc bệnh mạch vành sống được bao lâu?
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: medlatec.vn, hellobacsi.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.