Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Chỉ số BMI của người cao tuổi bao nhiêu là lý tưởng?

Ngày 31/01/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Để xác định tình trạng cân nặng cơ thể ở mức cân bằng, thừa cân hay thiếu cây, chỉ số BMI là căn cứ quan trọng để đánh giá. Chỉ số BMI của người cao tuổi còn cảnh báo một số rủi ro về sức khỏe. Vậy BMI của người cao tuổi bao nhiêu là lý tưởng?

Cân nặng và sức khỏe có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đây là lý do chỉ số khối cơ thể BMI thường được dùng để đánh giá sức khỏe của một số nhóm đối tượng đặc biệt trong đó có người cao tuổi. Vậy chỉ số BMI của người cao tuổi có thể phản ánh điều gì? Chỉ số này bao nhiêu là lý tưởng và làm thế nào để duy trì chỉ số BMI lý tưởng cho người cao tuổi?

Chỉ số BMI là gì?

Chỉ số BMI (Body Mass Index) chính là chỉ số khối cơ thể hay chỉ số thể trọng để đánh giá cơ thể một người đang ở mức cân bằng, gầy hay béo. Cách tính chỉ số BMI là: BMI = (trọng lượng cơ thể) /(chiều cao x 2).

Người trưởng thành có sức khỏe bình thường nên duy trì chỉ số BMI ở mức 18 - 25. Khi chỉ số này vượt ngưỡng 25 tức là người đó có khả năng đang thừa cân. Chỉ số trên 30 cảnh báo tình trạng béo phì. Chỉ số dưới 18 cảnh báo tình trạng thiếu cân. Tuy nhiên, chúng ta cần căn cứ vào độ tuổi, thể trạng của mỗi người để đánh giá chỉ số BMI.

Chỉ số BMI của người cao tuổi bao nhiêu là lý tưởng 1
Chỉ số BMI phản ánh cân nặng và cảnh báo nguy cơ về sức khỏe của người cao tuổi

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, chỉ số BMI của người cao tuổi là chỉ số tốt nhất để đánh giá cân nặng của họ. Viện cũng khuyến nghị người cao tuổi nên duy trì chỉ số BMI ở mức 18,5 - 22,9. Chỉ số BMI dù cao hay thấp hơn khoảng này cũng không tốt cho sức khỏe. Đây là lý do người cao tuổi nên duy trì chỉ số BMI ở mức lý tưởng để quản lý sức khỏe của chính mình.

Chỉ số BMI của người cao tuổi phản ánh vấn đề sức khỏe gì?

Có không ít nghiên cứu được về mối tương quan giữa chỉ số BMI của người cao tuổi và tình trạng sức khỏe của họ đã được tiến hành. Sau nhiều nghiên cứu, giới chuyên gia cho rằng chỉ số BMI của người già có thể giúp nhận diện một số vấn đề như:

Tình trạng thiếu cân, suy dinh dưỡng

Hầu hết người lớn tuổi đều gặp phải tình trạng thừa cân và cũng không khó để phát hiện tình trạng thừa cân. Tuy nhiên, nhiều người có lẽ chưa biết chính tình trạng thiếu cân mới làm tăng nguy cơ tử vong ở người cao tuổi.

Thiếu cân phản ánh tình trạng cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, do trao đổi chất không hiệu quả, do đề kháng kém khiến cơ thể phục hồi chậm khi ốm đau bệnh tật. Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi thực sự rất nguy hiểm.

Tình trạng thừa cân và nguy cơ bệnh tật

Ở những người cao tuổi bị thừa cân, nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính nguy hiểm cũng sẽ tăng cao hơn như: Tim mạch, huyết áp, tiểu đường, xương khớp, rối loạn hô hấp,… Nếu người cao tuổi đang mắc sẵn những căn bệnh này, thừa cân sẽ khiến bệnh có xu hướng trầm trọng hơn, khó điều trị và phục hồi hơn.

Chỉ số BMI của người cao tuổi bao nhiêu là lý tưởng 2
Chỉ số BMI của người cao tuổi cần duy trì ở mức cân bằng

Cân bằng chỉ số BMI của người cao tuổi quan trọng thế nào?

Khi chúng ta càng có tuổi, các bộ phận, hệ cơ quan trong cơ thể dần lão hóa. Hiệu quả của quá trình trao đổi chất cũng bị suy giảm khiến nhiều vấn đề sức khỏe phát sinh. Tuy nhiên, việc điều chỉnh chỉ số BMI của người cao tuổi về mức cân bằng khó khăn hơn những người trẻ tuổi.

Duy trì cân nặng của người cao tuổi ở mức phù hợp với từng thể trạng và duy trì chỉ số BMI cân bằng, ổn định sẽ giảm đáng kể nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe. Điều này cũng góp phần giúp cuộc sống của họ vui tươi hơn, chất lượng hơn.

Ngoài ra, duy trì chỉ số BMI bình thường của người già cũng là cách để giảm gánh nặng cho con cái, gia đình của họ và giảm gánh nặng cho xã hội. Điều này đặc biệt quan trọng ở các quốc gia có tỷ lệ người trên 65 tuổi cao hay các nước có dân số già.

Tuy nhiên, có một thực tế là chỉ số BMI lý tưởng không giống nhau với tất cả mọi người. Chúng ta cần linh hoạt điều chỉnh theo tình trạng sức khỏe, bệnh lý nền của người cao tuổi. Ví dụ, chỉ số BMI hợp lý với người bị tiểu đường sẽ khác người mắc bệnh thiếu máu hay người mới điều trị bệnh.

Làm thế nào để cân bằng chỉ số BMI của người già?

Chỉ số BMI của người cao tuổi có thể được duy trì ở mức hợp lý bằng các biện pháp như:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lý tưởng, dinh dưỡng cá nhân hóa phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người là việc cần thiết. Một người mắc bệnh xương khớp cần có chế độ ăn uống khác với một người mắc bệnh tiểu đường.

Chỉ số BMI của người cao tuổi bao nhiêu là lý tưởng 3
Người già có thể thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập để kiểm soát chỉ số BMI

Khi xây dựng chế độ ăn uống, hãy ưu tiên chất lượng hơn số lượng. Thay vì nạp vào cơ thể những thực phẩm giàu calo, người cao tuổi nên ưu tiên sử dụng thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Những thực phẩm giàu protein, canxi, vitamin nhóm B sẽ tốt cho họ hơn thực phẩm giàu chất béo và tinh bột.

Người già thường ít tập luyện và lao động hơn người trẻ nên hàm lượng calo họ đốt cháy hàng ngày cũng không quá cao. Vì vậy, cân nặng có thể được duy trì ở mức hợp lý nếu họ biết tính toán lượng calo phù hợp. Với những người cao tuổi bị thừa cân nên tìm hiểu ăn bao nhiêu calo để giảm cân. Biết cách tính calo trong thực phẩm là “chìa khóa” để người cao tuổi xây dựng những bữa ăn khoa học.

Ăn uống lành mạnh, phù hợp với tình trạng sức khỏe sẽ phù hợp với người cao tuổi hơn việc ép bản thân theo những chế độ ăn kiêng hà khắc. Nếu có thể, người cao tuổi nên có sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh cân nặng của mình.

Tóm lại, chỉ số BMI của người cao tuổi có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của họ. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn mà họ có thể gặp phải. Chỉ số BMI chính là căn cứ thuyết phục để người già quyết định duy trì cân nặng hay điều chỉnh cân nặng theo hướng có lợi cho sức khỏe.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin