Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chỉ số đường huyết lúc sáng sớm có ý nghĩa như thế nào?

Ngày 01/09/2023
Kích thước chữ

Chỉ số đường huyết lúc sáng sớm mang lại thông tin quan trọng về cách cơ thể xử lý đường trong máu. Đường huyết thường đạt mức cao khoảng 1 giờ sau bữa ăn và dần giảm trong thời gian sau đó.

Bài viết dưới đây sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về chỉ số đường huyết lúc sáng sớm có ý nghĩa như thế nào, giúp ích ra sao trong việc kiểm soát căn bệnh tiêu đường. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu theo dõi nhé !

Cơ chế hình thành bệnh tiểu đường

Cơ thể cần glucose để có năng lượng và glucose này đến từ thức ăn mà cơ thể dung nạp hằng ngày. Tuy nhiên, cơ thể không thể sử dụng hết năng lượng này ngay lập tức nên cần insulin giúp lưu trữ và giải phóng glucose khi cần.

Tuyến tụy sẽ sản xuất insulin khi mức đường trong máu tăng. Insulin có nhiệm vụ chuyển đổi nó thành năng lượng cho cơ thể. Tuy n hiên, quá trình sản xuất và sử dụng insulin sẽ có trục trặc trên người mắc bệnh đái tháo đường:

  • Người bị tiểu đường loại 1 không tạo đủ insulin vì cơ thể họ tự tấn công tế bào sản xuất insulin.
  • Người bị tiểu đường loại 2 là do không đáp ứng tốt với insulin khiến insulin không thực hiện được chức năng của chúng.

Cả hai tình huống này đều dẫn đến tình trạng đường huyết tăng trong máu và cơ thể họ gặp khó khăn trong việc sử dụng glucose. Để xác định bệnh tiểu đường, chúng ta cần thực hiện các phương pháp xét nghiệm đo đường huyết trong đó có xét nghiệm chỉ số đường huyết lúc sáng sớm

Chỉ số đường huyết lúc sáng sớm có ý nghĩa là gì?

Xét nghiệm chỉ số đường huyết lúc sáng sớm (hoặc còn gọi là xét nghiệm đường huyết đói) là một phương pháp đơn giản được sử dụng để kiểm tra và chẩn đoán tiền đái tháo đường, đang trong giai đoạn của bệnh đái tháo đường và tiểu đường trong thai kỳ. Phương pháp này cũng đồng thời theo dõi tình trạng phản ứng sau điều trị cho những người đã được chẩn đoán mắc bệnh. Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách đo lượng đường trong máu của bạn sau một đêm nhịn ăn (không ăn). Mức đường huyết lúc đói từ 99 mg/dL trở xuống là bình thường, 100 đến 125 mg/dL cho biết bạn bị tiền tiểu đường và 126 mg/dL trở lên cho thấy bạn mắc bệnh tiểu đường.

Chỉ số đường huyết lúc sáng sớm có ý nghĩa như thế nào? 1
Chỉ số đường huyết lúc sáng sớm được đo sau một đêm nhịn ăn

Mức đường trong máu giữa các bữa ăn cung cấp thông tin về cách cơ thể xử lý đường. Nếu đường huyết đói cao, cho thấy cơ thể không thể tự làm giảm lượng đường trong máu một cách hiệu quả.

Dấu hiệu này có thể chỉ ra sự kháng insulin, khả năng sản xuất insulin không đủ hoặc thậm chí cả hai vấn đề đang diễn ra cùng nhau ở người bệnh. Trong trường hợp giá trị đường huyết đói rất thấp, điều này có thể do thuốc điều trị tiểu đường được sử dụng ở liều quá cao khiến đường huyết bị giảm quá mức.

Tuy nhiên, giá trị này cũng chỉ để tham khảo, có khả năng bị ảnh hưởng bởi ba điều:

  • Thức ăn cuối cùng bạn đã ăn;
  • Bạn ăn nhiều hay ăn ít trước đó;
  • Cách cơ thể bạn tạo ra và phản ứng với insulin.

Những yếu tố làm thay đổi đường huyết

Việc nắm rõ các yếu tố làm thay đổi đường huyết sẽ giúp bạn chủ động hơn trong quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường. Sau đây là các yếu tố ảnh hưởng lên đường huyết:

Các yếu tố gây tăng đường huyết

  • Tiêu thụ quá nhiều thức ăn chẳng hạn như bữa chính hoặc bữa ăn nhẹ có nhiều carbohydrate hơn bình thường.
  • Cơ thể người bệnh ít vận động.
  • Không đủ hormone insulin hoặc không đúng liều thuốc điều trị tiểu đường.
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc khác chẳng hạn như steroid hoặc thuốc chống loạn thần.
  • Bệnh tật khiến cơ thể tiết ra hormone để chống lại bệnh tật và những hormone này làm tăng lượng đường trong máu.
  • Căng thẳng có thể tạo ra hormone làm tăng lượng đường trong máu.
  • Cơn đau ngắn hạn hoặc dài hạn, chẳng hạn như đau do cháy nắng - cơ thể bạn tiết ra các hormone làm tăng lượng đường trong máu.
  • Suốt quá trình kinh nguyệt, cơ thể bị thay đổi nồng độ hormone.
  • Cơ thể mất nước làm cho máu bị cô đặc lại, từ đó dẫn đến tình trạng tăng đường huyết.
Chỉ số đường huyết lúc sáng sớm có ý nghĩa như thế nào? 2
Khi bị căng thẳng, cơ thể có thể sản sinh hormone làm tăng đường huyết

Các yếu tố làm giảm đường huyết

  • Không đủ thức ăn, chẳng hạn như bữa chính hoặc bữa ăn nhẹ có ít carbohydrate hơn bình thường, bỏ bữa hoặc ăn ít.
  • Uống rượu, đặc biệt khi bạn chưa ăn gì.
  • Dùng quá liều insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường dạng uống cũng có thể làm giảm đường huyết, nghiêm trọng hơn là gây ngộ độc insulin.
  • Các tác dụng không mong muốn từ các loại thuốc khác.
  • Hoạt động thể chất hoặc tập thể dục nhiều hơn bình thường. Điều này khiến cơ thể bạn nhạy cảm hơn với insulin và có thể làm giảm lượng đường trong máu.

Triệu chứng khi đường huyết tăng hoặc giảm

Ngoài các yếu tố ảnh hưởng tới đường huyết, nắm vững các triệu chứng khi đường huyết quá cao hoặc giảm quá mức sẽ giúp bạn nhận biết dễ dàng từ đó điều trị kịp thời cũng như tránh được các tình huống nguy hiểm như té ngã, mất ý thức…

Triệu chứng khi đường huyết thấp

Khi lượng đường trong máu của bạn giảm xuống dưới mức mục tiêu (ít hơn 4 mmol/L), bạn có thể cảm thấy:

  • Run rẩy, buồn nôn;
  • Lo lắng, cáu gắt, lo âu;
  • Không thể xác định phương hướng, khó tập trung;
  • Cảm thấy đói;
  • Nhịp tim tăng;
  • Đổ mồ hôi, đau đầu;
  • Yếu đuối, buồn ngủ;
  • Tê người hoặc cảm giác tê trên lưỡi hoặc môi.

Khi bị hạ đường huyết, bạn cần thực hiện các biện pháp sơ cứu hạ đường huyết nhanh như tạm dừng vận động, ngồi nghỉ ngơi từ 15-30 phút và sử dụng các thực phẩm cung cấp đường ngay lập tức như kẹo đường, thức uống bổ sung glucose…

Chỉ số đường huyết lúc sáng sớm có ý nghĩa như thế nào? 3
Đổ mồ hôi có thể là một trong những dấu hiệu của đường huyết thấp

Triệu chứng tăng đường huyết

Tình trạng tăng đường huyết thường xảy ra khi mức đường trong máu của bạn ở mức 11 mmol/L hoặc cao hơn. Khi mức đường trong máu tăng lên, bạn có thể có các triệu chứng sau:

  • Ăn nhiều hơn;
  • Cảm thấy mệt mỏi;
  • Luôn cảm thấy khát;
  • Mờ mắt;
  • Không thể tập trung lâu;
  • Số lần đi tiểu nhiều hơn bình thường, hay đi tiểu đêm.

Khi gặp trường hợp này, bạn cần tiến hành đi thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán xem có bị bệnh tiểu đường hay không.

Kiểm tra sàng lọc cho bệnh đái tháo đường

Có những người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường hơn người khác và cần kiểm tra đường huyết sáng sớm bao gồm:

  • Người từ 45 tuổi trở lên cần kiểm tra đường huyết ít nhất một lần mỗi năm.
  • Những người có người thân trong gia đình mắc bệnh đái tháo đường (như cha mẹ, con cái hoặc anh chị em ruột).
  • Những người có tiền sử đái tháo đường khi mang thai hoặc sinh con có trọng lượng từ 4kg trở lên.
  • Người có huyết áp tăng cao (huyết áp ở mức 140/90 hoặc cao hơn).
  • Những người có mức HDL-Cholesterol dưới 25 mg/dl hoặc nồng độ triglyceride trên 250mg/dl.
  • Người bị rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết lúc đói.
  • Người ít vận động, tham gia tập thể dục ít hơn 3 lần một tuần.
  • Người mắc phải hội chứng Stein – Leventhal hay còn gọi là hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Những người có dấu hiệu gai đen (acanthosis nigricans) - vùng da sẫm màu, dày và mềm ở cổ hoặc nách.
  • Người bị đánh giá thừa cân béo phì.
Chỉ số đường huyết lúc sáng sớm có ý nghĩa như thế nào? 4
Người bị thừa cân hoặc béo phì cần kiểm tra đường huyết đói để sàng lọc bệnh tiểu đường

Trong bài viết trên đã mang lại những thông tin về chỉ số đường huyết lúc sáng sớm có ý nghĩa và lợi ích như thế nào trong việc điều trị căn bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, để biết được chính xác tình trạng bệnh, bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin