Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong chẩn đoán và theo dõi bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ căn cứ vào chỉ số HbA1c. Tuy nhiên, không ít người bệnh còn chưa hiểu rõ thông tin về chỉ số này. Vậy chỉ số HbA1c bao nhiêu là nguy hiểm?
Có một thực tế là nhiều bệnh nhân mắc tiểu đường chỉ quan tâm đến chỉ số đường huyết. Họ chưa dành sự quan tâm đúng mức cho chỉ số HbA1c và áp dụng cách duy trì chỉ số này ở ngưỡng an toàn. Vậy với bệnh nhân đái tháo đường, chỉ số này có ý nghĩa gì và chỉ số HbA1c bao nhiêu là nguy hiểm?
Một loại tế bào máu chiếm số lượng nhiều nhất chính là hồng cầu. Hồng cầu được tạo thành từ thành phần chính là huyết sắc tố Hemoglobin. Hemoglobin đảm nhận trọng trách mang oxy từ phổi đến khắp các bộ phận, cơ quan trong cơ thể. Sự kết hợp giữa Hemoglobin và Glucose tạo thành HbA1c trong hồng cầu.
Quá trình gắn kết giữa 2 thành phần này thường diễn ra trong khoảng 0,05% thời gian trong ngày và tồn tại theo vòng đời của hồng cầu (3 tháng). Xét nghiệm Hemoglobin A1c (viết tắt là xét nghiệm HbA1c) qua đó phản ánh lượng glucose trong máu gắn với Hemoglobin trong ba tháng qua. Do đó, mức glucose trong máu càng cao thì lượng Glucose gắn vào Hemoglobin càng nhiều. Tức là chỉ số HbA1c cao thì hàm lượng đường trong máu cũng cao và là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Như vậy, có thể nói chỉ số HbA1c có ý nghĩa rất quan trọng trong phát hiện và theo dõi bệnh tiểu đường.
Trước khi giải đáp chỉ số HbA1c bao nhiêu là nguy hiểm, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chỉ số HbA1c bình thường là bao nhiêu? Trong cơ thể của tất cả chúng ta luôn có sự gắn kết giữa Glucose và Hemoglobin diễn ra hàng ngày. Khi quá trình gắn kết này xảy ra, bên ngoài tế bào huyết sắc tố Hemoglobin sẽ có một lớp đường bao phủ. Khi vỏ lớp đường bao phủ này càng dày thì nguy cơ một người bị tiểu đường càng cao.
Mức bình thường của chỉ số HbA1c khoảng từ 4 - 5,7%. Nếu chỉ số này nhỏ hơn 4%, có thể nguyên nhân do thiếu máu, thiếu sắt, phụ nữ đang mang thai, người mới truyền máu hoặc dùng quá liều vitamin E, vitamin C… Cứ khi chỉ số này tăng 1% có nghĩa là hàm lượng đường trong máu tăng 30 mg/dL (tương đương 1,7 mmol/L).
Theo phân loại của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, bệnh nhân được chẩn đoán bị tiền tiểu đường khi chỉ số HbA1c trong khoảng từ 5,7 - 6,4%. Nếu chỉ số này từ 6,5% trở lên, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán đái tháo đường.
Nếu chỉ số HbA1c cao từ 9% trở lên, người bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp các biến chứng tiểu đường nghiêm trọng như: Bệnh võng mạc, giảm hoặc mất thị lực, tổn thương mạch máu nuôi dây thần kinh, chân tay mất cảm giác, suy tim, suy thận, đột quỵ… Khi chỉ số này trên 9%, người bệnh đang ở mức báo động về sức khỏe. Bên cạnh đó, chỉ số HbA1c cao cũng cảnh báo bệnh nhân bị ngộ độc chỉ hay suy thận.
Chỉ số HbA1c tăng cao có thể do các nguyên nhân như:
Khi đã biết chỉ số HbA1c bao nhiêu là nguy hiểm, chắc chắn chúng ta đều muốn biết cách kiểm soát chỉ số này.
Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân đang điều trị tiểu đường cần đạt mục tiêu đưa chỉ số HbA1c về mức dưới 6,5%. Tuy nhiên, chỉ số mục tiêu này có thể khác nhau tùy từng đối tượng. Ví dụ:
Để có thể đưa chỉ số HbA1c về ngưỡng mục tiêu, dưới đây là một số cách bạn nên áp dụng:
Nếu bạn là người lớn trên 45 tuổi, nên làm xét nghiệm HbA1c định kỳ hàng năm. Nếu dưới 45 tuổi nhưng thừa cân, từng mắc tiểu đường thai kỳ và có một hay nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng nên xét nghiệm chỉ số HbA1c định kỳ 3 lần/năm.
Nếu bạn đang bị tiểu đường, nên làm xét nghiệm HbA1C ít nhất mỗi năm 2 lần. Việc xét nghiệm này cần tiến hành thường xuyên hơn nếu người bệnh có tình trạng bệnh lý khác hoặc có chỉ định thay đổi loại thuốc điều trị.
Với những thông tin trên đây của Nhà thuốc Long Châu, hy vọng bạn đã hiểu hơn ý nghĩa của chỉ số HbA1c, đồng thời có thêm thông tin về chỉ số HbA1c bao nhiêu là nguy hiểm và cách kiểm soát chỉ số này. Ngoài xét nghiệm HbA1c định kỳ, việc thăm khám sức khỏe định kỳ với sự tư vấn của bác sĩ cũng rất quan trọng. Bác sĩ sẽ là người có thể đánh giá, theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn một cách chính xác nhất. Từ đó, bác sĩ đưa ra cho bạn những lời khuyên cụ thể để kiểm soát bệnh tiểu đường trong từng trường hợp cụ thể.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.