Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xét nghiệm HbA1c là một trong những phương pháp xét nghiệm máu để kiểm tra mức đường huyết. Tuy nhiên, trong trường hợp đường huyết cao nhưng HbA1c thấp thì điều này có nghĩa là gì?
Xét nghiệm HbA1c thường được sử dụng để theo dõi sự thay đổi của chỉ số đường huyết, chẩn đoán bệnh đái tháo đường và đánh giá hiệu quả điều trị cho người bệnh. Thế nhưng, mức đường huyết cao nhưng HbA1c thấp có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết sau.
Xét nghiệm HbA1c giúp đo lượng đường trong máu (glucose) liên kết với huyết sắc tố của cơ thể. Hemoglobin là một phần của tế bào hồng cầu, mang oxy từ phổi đến các bộ phận khác trong cơ thể. Đây là một xét nghiệm quan trọng để biết liệu bệnh tiểu đường của bạn có được kiểm soát tốt không. Xét nghiệm HbA1c cũng được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường và theo dõi mức đường của bạn nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (tiền tiểu đường).
Xét nghiệm này thường được thực hiện từ ba đến sáu tháng một lần. Tuy nhiên, bạn có thể cần thực hiện xét nghiệm HbA1c thường xuyên hơn nếu bạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Kết quả xét nghiệm HbA1c có thể bị sai lệch bởi một số yếu tố như sau:
Nếu bạn có tình trạng sức khỏe hoặc thuộc nhóm đối tượng vừa liệt kê, hãy thông báo với bác sĩ khi được chỉ định xét nghiệm HbA1c.
Xét nghiệm bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường khi bạn thuộc các trường hợp sau đây;
Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường, bạn nên làm xét nghiệm HbA1c ít nhất hai lần mỗi năm. Nếu bạn thay đổi loại thuốc hoặc có vấn đề về sức khỏe thì bạn nên thường xuyên làm xét nghiệm này hơn. Hãy nói chuyện với bác sĩ để hiểu rõ về các thời điểm thực hiện xét nghiệm phù hợp.
Đối với những người đang điều trị bệnh đái tháo đường, chỉ số HbA1c thấp là một tín hiệu tích cực. Điều này cho biết về mức độ đường huyết trung bình của bạn trong vòng 3 tháng, cả khi bạn ăn hay không ăn. Khi chỉ số này ổn định trong khoảng bình thường, đó là dấu hiệu rằng bạn đang kiểm soát tình trạng đường huyết tốt. Khi chỉ số này thấp, bạn cũng giảm nguy cơ phát sinh các vấn đề liên quan đến bệnh đái tháo đường. Vì vậy, hãy tiếp tục duy trì chế độ ăn uống và phương pháp điều trị hiệu quả để duy trì mức HbA1c ở mức thấp.
Tuy vậy, xét nghiệm đường huyết cũng rất quan trọng dùng để đo lượng đường trong máu tại thời điểm hiện tại nhưng có nhiều yếu tố có thể tác động lên kết quả chẳng hạn như thời gian bạn ăn trước khi kiểm tra, cách sinh hoạt, mức độ vận động, tâm trạng và thậm chí tình trạng sức khỏe đều có thể gây ảnh hưởng. Mức đường huyết cao trong cơ thể có thể do nhiều nguyên nhân như việc kiểm tra sau khi thức dậy sau một đêm không ngủ, tình trạng căng thẳng, lo âu, thay đổi chế độ ăn uống hoặc tiêu thụ thức ăn giàu đường trước khi xét nghiệm. Ngoài ra, khi bạn đang ốm, mắc nhiễm trùng, viêm nhiễm hoặc sốt, mức đường huyết cũng có thể tăng lên.
Kết quả xét nghiệm đường huyết chỉ cho biết tình trạng đường huyết vào thời điểm cụ thể, không thể thể hiện tình trạng tổng thể. Hãy kiểm tra và so sánh mức đường huyết được đo đúng cách trong 3 ngày tiếp theo. Nếu vẫn cao, bạn cần thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cách xử lý. Điều này càng quan trọng nếu bạn đang điều trị bệnh đái tháo đường, vì mức đường huyết cao kéo dài có thể ảnh hưởng đến chỉ số HbA1c của bạn. Tóm lại, chỉ số đường huyết cao nhưng HbA1c thấp có ý nghĩa như sau: Chỉ số HbA1c thấp cho thấy tình trạng kiểm soát đường huyết đang ở mức tốt nhưng chỉ số đường huyết cao không thể hiện được tình trạng sức khỏe tổng thể vì bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, bạn có thể thực hiện kiểm tra lại chỉ số đường huyết trong 3 ngày tiếp theo.
Nếu mức đường huyết của bạn tăng từ lần kiểm tra trước đó, điều này có thể khiến bạn lo lắng. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo các cách giảm chỉ số HbA1c bằng cách thực hiện những biện pháp sau:
Qua bài viết trên, hy vọng là bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về mối quan hệ giữa chỉ số đường huyết và chỉ số HbA1c và giải đáp thắc mắc rằng "Đường huyết cao nhưng HbA1c thấp có ý nghĩa gì?”. Các chỉ số trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về tình trạng sức khỏe của bản thân từ đó có các biện pháp cải thiện phù hợp thông qua chế độ dinh dưỡng và tập luyện cải thiện.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.