Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Huyết áp người cao tuổi bao nhiêu là bình thường? Đây là một vấn đề rất nhiều người quan tâm bởi bệnh cao huyết áp chính là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến ở người cao tuổi và là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ và một số vấn đề nguy hiểm khác.
Với những độ tuổi khác nhau thì chỉ số huyết áp cũng khác nhau, huyết áp của người cao tuổi thường có xu hướng cao hơn người trẻ. Huyết áp cao thường đi kèm với một số rủi ro về sức khỏe. Chính vì thế, việc tìm hiểu chỉ số huyết áp người cao tuổi bao nhiêu là bình thường sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc phòng ngừa các bệnh lý về huyết áp ở độ tuổi này.
Huyết áp là một thước đo quan trọng được sử dụng trong y học để đánh giá sức khoẻ của hệ thống tuần hoàn máu và hệ thống tim mạch. Trước khi giải đáp chỉ số huyết áp người cao tuổi bao nhiêu là bình thường thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số thông tin về huyết áp ở người cao tuổi để có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này.
Huyết áp là áp lực mà dòng máu tạo ra khi lưu thông qua các mạch máu đến các cơ quan bên trong cơ thể. Trong quá trình đập, tim tạo ra áp lực này bằng cách đẩy máu từ trái tim ra khỏi hệ thống mạch máu. Hai giá trị cơ bản của huyết áp là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương được đo bằng đơn vị mmHg (milimet thuỷ ngân).
Nếu chỉ số huyết áp vượt quá mức bình thường, thì bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp (hypertension). Cao huyết áp là một tình trạng khá phổ biến, nếu không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Huyết áp ở người cao tuổi thường có xu hướng tăng dần do quá trình lão hoá và sức khoẻ kém hơn so với người trẻ tuổi. Các bộ phận như tiểu thể cảnh và xoang cảnh của động mạch cảnh tham gia vào quá trình duy trì sự ổn định của huyết áp. Tuy nhiên, đối với người lớn tuổi, 2 bộ phận này trở nên ít nhạy cảm hơn vì cơ thể đã bước vào giai đoạn lão hóa, dẫn đến các tình trạng hạ huyết áp đột ngột khi đổi tư thế từ nằm hoặc ngồi sang đứng.
Nguyên nhân xảy ra trường hợp này là do lưu lượng máu lên não sụt giảm tạm thời khiến cho bệnh nhân có hiện tượng choáng váng, hoa mắt chóng mặt,... Thậm chí, những trường hợp phục hồi lượng máu tới não chậm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, suy giảm chức năng não bộ, suy giảm trí nhớ,...
Bên cạnh đó, khi tuổi tác càng cao thì thành động mạch giảm đi tính đàn hồi, trở nên dày và cứng hơn bởi các mô liên kết trong thành mạch máu bị lão hóa. Đây cũng là một trong những yếu tố gây ra cao huyết áp ở người già, tim phải hoạt động tích cực hơn để bơm máu, lâu ngày có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, dày sợi cơ tim, thiếu máu cục bộ cơ tim,... Ngoài ra, thành của các mao mạch máu dày lên còn khiến cho quá trình trao đổi máu, oxy và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan bị chậm lại.
Chỉ số huyết áp ở người cao tuổi cao hơn mức bình thường cũng có thể là kết quả của một số bệnh lý khác như bệnh thận, tiểu đường, liên quan đến các yếu tố di truyền hoặc thói quen sống không tốt.
Việc theo dõi và điều trị tăng huyết áp đối với người cao tuổi là rất cần thiết để giảm thiểu các tổn thương sức khoẻ và tăng tuổi thọ. Điều quan trọng cần nhớ là với người cao tuổi, huyết áp cao có thể không gây ra triệu chứng rõ ràng. Do đó, việc đo huyết áp thường xuyên và theo dõi sự thay đổi của huyết áp rất quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề sức khỏe liên quan đến huyết áp của người cao tuổi.
Việc kiểm soát bệnh cao huyết áp ở người già rất quan trọng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp của người già, dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp người già mà bạn có thể tham khảo để có được những giải pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất:
Người cao tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh cao huyết áp, nó là bệnh lý gây nên những tổn thương cho cơ thể dẫn đến giảm tuổi thọ, vì thế việc hiểu rõ về cao huyết áp ở người cao tuổi là điều cần thiết để phòng ngừa và điều trị bệnh tốt hơn. Vậy chỉ số huyết áp người cao tuổi bao nhiêu là bình thường?
Ở người trưởng thành, chỉ số huyết áp bình thường sẽ nằm trong khoảng 90 mmHg - 129 mm Hg đối với huyết áp tâm thu và 60 mmHg - 84 mmHg đối với huyết áp tâm trương. Ở người lớn tuổi khỏe mạnh, chỉ số huyết áp có thể cao hơn một chút so với hồi trẻ nhưng không được vượt quá giới hạn cho phép, cụ thể: Huyết áp tâm thu tăng 29 mmHg, huyết áp tâm trương tăng thêm khoảng 8,6 mmHg. Nếu chỉ số huyết áp tâm thu nằm ngoài 160 mgHg và chỉ số huyết áp tâm trương vượt qua 95 mgHg thì được cho là cao huyết áp và cần có những biện pháp can thiệp xử lý ngay từ sớm.
Người cao tuổi thường có xu hướng lo lắng về việc huyết áp của mình sẽ tăng lên và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Điều này hoàn toàn đúng bởi vì huyết áp là một chỉ số quan trọng cho sức khỏe của mỗi người, đặc biệt là những người lớn tuổi. Dưới đây là một số cách có thể giúp kiểm soát huyết áp một cách tốt nhất cho người cao tuổi:
Trên đây là những thông tin chúng tôi chia sẻ đến bạn để giải đáp cho vấn đề huyết áp người cao tuổi bao nhiêu là bình thường. Với người cao tuổi, khả năng đối phó với các bệnh lý cũng giảm dần đi nên việc duy trì chỉ số huyết áp bình thường là rất quan trọng. Hãy thường xuyên thăm khám sức khỏe cho người cao tuổi để kịp thời phát hiện và giải quyết những vấn đề không mong muốn kịp thời nhé!
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.