Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Chóng mặt nên làm gì? 11 mẹo chữa trị chóng mặt hiệu quả tại nhà

Ngày 28/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chóng mặt nên làm gì là câu hỏi phổ biến khi người bệnh rơi vào tình trạng chóng mặt. Mặc dù, chóng mặt không phải là một bệnh lý nguy hiểm chỉ là triệu chứng bình thường do một số nguyên nhân như mất nước, thời tiết cao, hạ đường huyết,… gây ra. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những mẹo chữa chóng mặt hiệu quả, đơn giản có thể làm tại nhà.

Chóng mặt là một trong những triệu chứng phổ biến chúng ta thường gặp. Mặc dù, đây không phải bệnh lý nhưng chúng ta cần có những cách thức làm giảm tình trạng chóng mặt để không ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc. Vậy chóng mặt nên làm gì? Phương pháp chữa trị hiệu quả tại nhà như thế nào?

Chóng mặt là gì?

Trước khi giải đáp cho thắc mắc chóng mặt nên làm gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin về tình trạng này nhé. Chóng mặt là một thuật ngữ nhằm mô tả những cảm giác như choáng váng, lâng lâng, không ổn định, mất thăng bằng hoặc té ngã. Khi rơi vào tình trạng này bạn sẽ có thể đi kèm buồn nôn và buồn nôn hoặc nặng hơn có thể dẫn đến ngất xỉu.

Chóng mặt là một trong những triệu chứng phổ biến ở người lớn. Tuy nhiên, chóng mặt chỉ là một triệu chứng của nhiều bệnh lý nào đó bạn đang mắc phải và hiếm khi báo hiệu tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Chóng mặt nên làm gì? 11 mẹo chữa trị chóng mặt hiệu quả tại nhà 1
Chóng mặt là cảm giác choáng váng, lâng lâng của cơ thể

Điều trị chóng mặt phải dựa vào nguyên nhân và triệu chứng của bạn mắc phải. Chính vì thế việc chữa trị khá đơn giản và hiệu quả, tuy nhiên có thể sẽ bị tái diễn.

Nguyên nhân gây ra chóng mặt

Mặc dù, chóng mặt là một trong những triệu chứng rất quen thuộc nhưng ít ai biết rằng có nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề này. Dưới đây là một số nguyên nhân chóng mặt bạn cần lưu ý:

  • Lượng đường trong máu thấp;
  • Mất nước hoặc kiệt sức vì nhiệt độ thời tiết cao;
  • Tụt huyết áp;
  • Vấn đề về sự lưu thông máu lên não;
  • Căng thẳng, lo âu;
  • Phản ứng phụ khi dùng thuốc;
  • Say tàu hoặc xe;
  • Rối loạn liên quan đến não và thần kinh;
  • Do ảnh hưởng của các bệnh liên quan đến tai như bệnh Meniere và viêm mê đạo tai.
Chóng mặt nên làm gì? 11 mẹo chữa trị chóng mặt hiệu quả tại nhà 2
Thời tiết quá nóng là nguyên nhân gây chóng mặt

Các kiểu chóng mặt phổ biến

Do nhiều nguyên nhân dẫn đến chóng mặt thế nên cũng có nhiều loại chóng mặt khác nhác nhau sau đây:

  • Chóng mặt kịch phát lành tính: Xảy ra trong khoảng vài giây hoặc vài phút, kèm theo triệu chứng buồn nôn. Nguyên nhân gây ra là do nhiễm siêu vi, viêm tai,…
  • Chóng mặt lành tính do tư thế: Sự thay đổi đột ngột các tư thế từ ngồi sang đứng, thức dậy bất thình lình, gập đầu hoặc ngước đầu lên cao đột ngột.
  • Chóng mặt ngoại biên: Loại này xảy ra rất phổ biến, nguyên nhân do bên trong tai có vấn đề khi điều chỉnh sự cân bằng của cơ thể dẫn đến ù tai hoặc giảm thính giác.
  • Chóng mặt do bệnh Meniere: Cơn chóng mặt nhức đầu kéo từ 1 - 6 tiếng, biểu hiện là đau trong tai đi kèm ù tai, ói mửa, và mất thính lực.
  • Chóng mặt do viêm mê đạo tai: Người bệnh sẽ chóng mặt liên tục, kèm theo sốt, đau mất kiểm soát, ù tai và nặng hơn có thể mất thính giác.
  • Chóng mặt do viêm dây thần kinh tiền đình: Chóng mặt kèm theo đó là ù tai hoặc mất thính giác, mắt chuyển động một cách mất kiểm soát. Nguyên nhân là do sốt siêu vi.
Chóng mặt nên làm gì? 11 mẹo chữa trị chóng mặt hiệu quả tại nhà 3
Chóng mặt do đột ngột tỉnh giấc

Chóng mặt nên làm gì? 11 phương pháp trị chóng mặt hiệu quả tại nhà

Nếu như cơn chóng mặt bất chợt ập đến, bạn cần giữ bình tĩnh và nghỉ ngơi trong tư thế thoải mái nhất. Sau đó, hít thở thật sâu, uống một cốc nước và thư giãn đầu óc cơn chóng mặt sẽ nhanh chóng giảm đi. Lưu ý bạn đừng nên cố gắng đứng dậy vì như thế sẽ làm cho cơn chóng mặt càng nặng thêm. Ngoài ra, bạn nên tham khảo những cách trị chóng mặt hiệu quả tại nhà để khắc phục kịp thời.

Tránh thay đổi tư thế đột ngột

Nguyên nhân gây ra chóng mặt chính là do sự đứng lên ngồi xuống một cách đột ngột hoặc tỉnh dậy quá nhanh chóng. Người bệnh sẽ rơi vào trạng thái hoa mắt, loạng choạng nếu như cố gắng đứng lên. Vì thế, khi gặp những hiện tượng trên bạn đừng cố gắng đứng lên ngay lập tức mà hãy chọn tư thế bạn thấy thoải mái nhất và tránh việc đổi tư thế, như vậy sẽ giúp bạn giảm được sự chóng mặt và cơ thể sẽ dần ổn định lại.

Hít thở sâu

Hít thở sâu là một trong những phương pháp giảm chóng mặt hiệu quả. Thực hiện hít thở sâu và đúng nhịp thì lúc này não sẽ được cung cấp thêm lượng oxy. giúp giảm căng thẳng và tâm trạng thoải mái hơn. Việc này giúp bạn giảm tình trạng chóng mặt và cải thiện vấn đề hoa mắt.

Chóng mặt nên làm gì? 11 mẹo chữa trị chóng mặt hiệu quả tại nhà 4
Chóng mặt nên làm gì? Hãy hít thở sâu để cung cấp thêm oxy cho não

Tập trung nhìn một điểm bất kỳ

Khi chóng mặt sẽ thường đi kèm sự hoa mắt khiến bạn cảm giác như không gian xung quanh đang chuyển động, không thể nhìn rõ mọi thứ. Lúc này bạn cần phải đứng yên một chỗ, chọn một vật gần nhất và tập trung nhìn vào vật đó. Điều này sẽ giúp bạn giảm được tình trạng hoa mắt chóng mặt.

Bấm huyệt

Bấm huyệt là một kỹ thuật giúp thư giãn và bớt căng thẳng, bạn có thể sử dụng phương pháp này để giảm chóng mặt hoa mắt ngay tại nhà. Một số huyệt thường được áp dụng như an miên (nằm ở sau gáy), thái khê (ở cổ chân), thái xung (ở kẽ ngón chân cái và ngón chân thứ 2), và thính cung (nằm ở trên má). Bạn có thể bấm huyệt mỗi ngày 1 - 2 lần, mỗi huyệt 1 - 3 phút thực hiện bấm huyệt một đợt từ 10 - 15 ngày liên tục để có kết quả tốt nhất.

Tự xoa bóp

Tự xoa bóp có tác dụng hiệu quả trong việc giảm chóng mặt, nhức đầu. Bạn xoa bóp ở những vị trí như trán, sau gáy, hai ổ mắt, đỉnh đầu, và mang tai. Phương pháp này bạn có thể thực hiện tại nhà giúp định thần, trị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và ù tai.

Chóng mặt nên làm gì? 11 mẹo chữa trị chóng mặt hiệu quả tại nhà 6
Tự xoa bóp giúp giảm chóng mặt

Tập vẩy tay

Bạn cần đến một nơi yên tĩnh, tư thế đứng thẳng, dang hai chân rộng bằng vai, miệng ngậm kín lại, hai mắt nhìn thẳng phía trước, đưa tay ra trước hợp với thân 30 độ, bàn tay song song với nền nhà. Sau đó, hai tay vẩy mạnh ra sau hợp với thân 60 độ đồng thời nhíu hậu môn lại. Mỗi ngày bạn nên tập 2 lần trong vòng 30 phút giúp khí huyết lưu thông, đào thải khí ra ngoài và giảm chóng mặt hiệu quả.

Uống nước lọc

Mất nước cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể bị chóng mặt. Chính vì thế bạn cần bổ sung ngay một lượng nước cần thiết. Đặc biệt vào mùa hè bạn cần chú ý uống nước thường xuyên để tránh tình trạng chóng mặt do thiếu nước.

Chóng mặt nên làm gì? 11 mẹo chữa trị chóng mặt hiệu quả tại nhà 5
Uống nước thường xuyên để tránh mất nước

Uống nước đường

Uống nước đường cũng là một cách chữa chóng mặt hiệu quả và đơn giản tại nhà cho những ai bị chóng mặt do hạ đường huyết gây ra. Nước đường sẽ giúp cung cấp năng lượng, nhịp tim tăng sẽ làm tăng huyết áp. Vì thế mà uống nước đường là một trong những phương pháp được nhiều người sử dụng để giảm chóng mặt tức thì.

Uống trà gừng

Gừng có tác dụng kích thích lưu thông máu, giảm tình trạng chóng mặt, buồn nôn. Đồng thời, đây cũng là một loại thực phẩm quen thuộc và dễ tìm vì vậy được sử dụng nhiều trong việc trị bệnh. Khi cảm thấy chóng mặt bạn nên uống ngay một cốc trà gừng ấm để làm dịu ngay các triệu chứng khó chịu.

Chóng mặt nên làm gì? 11 mẹo chữa trị chóng mặt hiệu quả tại nhà 7
Uống trà gừng giúp lưu thông máu giảm chóng mặt

Ăn nhẹ

Ăn uống không đầy đủ, làm giảm lượng đường trong máu sẽ làm tăng cảm giác bị chóng mặt. Vì thế bạn bổ sung ngay lượng đường cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn các loại thực phẩm như socola, chuối, trái cây, ngũ cốc… Như thế bạn có thể làm giảm chóng mặt nhanh chóng.

Bổ sung thực phẩm chức năng

Một cách giúp phòng ngừa và chữa trị chóng mặt đó là bổ sung thực phẩm chức năng nhằm tăng sức đề kháng, cung cấp các vitamin thiết yếu để nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh. Khi đó bạn sẽ cải thiện được những vấn đề về ù tai, mệt mỏi, khí huyết không lưu thông, căng thẳng, lo âu.

Bạn cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, chất sắt, canxi và omega-3. Lưu ý nên mua sản phẩm tại những địa chỉ uy tín và sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Hãy luôn giữ cơ thể khỏe mạnh để giảm thiểu tình trạng chóng mặt, hoa mắt.

Chóng mặt nên làm gì? 11 mẹo chữa trị chóng mặt hiệu quả tại nhà 8
Thực phẩm bổ sung tăng cường sức khỏe hạn chế bị chóng mặt

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các phương pháp kể trên chỉ mang tính xử lý tạm thời nếu chóng mặt không suy giảm hoặc tình trạng có xu hướng nặng hơn thì bạn nên đến các cơ sở y tế được các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Những trường hợp chóng mặt đi kèm với các triệu chứng sau thì nên liên hệ chăm sóc y tế khẩn cấp:

  • Đau ngực, khó thở;
  • Đau đầu đột ngột, dữ dội;
  • Ngất xỉu;
  • Tê cánh tay hoặc chân;
  • Tim đập nhanh;
  • Nôn mửa liên tục;
  • Co giật;
  • Thính lực yếu đi;
  • Đi lại khó khăn.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin bổ ích về triệu chứng chóng mặt chúng ta thường gặp phải cũng như là giải đáp thắc mắc cho câu hỏi chóng mặt nên làm gì cũng như những phương pháp trị chóng mặt đơn giản mà hiệu quả bạn có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên khi gặp những tình trạng nặng hơn bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời. Mặc dù đây không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng bạn cần phải chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình để giảm thiểu tình trạng chóng mặt thường xuyên gây ảnh hưởng đến cuộc sống.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm