Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Kiến thức y khoa

Có nên uống thuốc chống đột quỵ không? Lưu ý khi sử dụng thuốc chống đột quỵ

Ngày 20/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hiện nay ngày càng có nhiều bị đột quỵ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đột quỵ là tình trạng thiếu hụt oxy não một cách đột ngột, gây tổn thương các chức năng và hệ cơ quan một cách nghiêm trọng. Nhờ kỹ thuật hiện đại, có thể cấp cứu được các tình trạng đột quỵ, tuy nhiên cần phải bổ sung thêm các thuốc chống đột quỵ.

Đột quỵ là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Hiện nay, tỷ lệ các bệnh nhân cao tuổi tử vong do các loại đột quỵ ngày càng tăng. Ngoài ra, có thể gây ra các triệu chứng như rối loạn ngôn ngữ, liệt một bên,... ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bài dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các loại thuốc chống đột quỵ hiện nay, nguyên nhân và các cách phòng tránh đột quỵ. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về các loại thuốc chống đột quỵ hiện có trên thị trường, liệu chúng ta có nên uống thuốc chống đột quỵ hay không. Hãy cùng tìm hiểu qua bài dưới đây.

Đột quỵ là gì?

Theo các tổ chức y tế thế giới (WHO), đột quỵ là một bệnh lý tim mạch với các biểu hiện như rối loạn chức năng não, triệu chứng kéo dài 24 giờ, có thể dẫn đến tử vong. Đột quỵ là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng đe dọa tính mạng.

Đột quỵ có thể xảy ra do 2 nguyên nhân chính như:

  • Thiếu máu cục bộ do các cục máu đông, chiếm 85% các trường hợp.
  • Xuất huyết.
  • Ngoài ra còn có các cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua thường xuất hiện ở đột quỵ mùa lạnh.

Một số triệu chứng của đột quỵ như:

  • Tê, yếu, liệt chân tay.
  • Rối loạn ngôn ngữ.
  • Liệt mặt một bên.
  • Lú lẫn, đau đầu nặng.
  • Rối loạn thăng bằng.
  • Suy giảm ý thức.
  • Đau đầu, hôn mê, thoát vị não.
Có nên uống thuốc chống đột quỵ hay không? Các lưu ý gì trong thời gian sử dụng thuốc chống đột quỵ +1
Người có tiền sử đột quỵ cần sử dụng thuốc để phòng ngừa tái phát

Thuốc chống đột quỵ là gì?

Thuốc chống đột quỵ là các thuốc được sử dụng để điều trị các nguyên nhân gây ra thiếu máu não, gây ra đột quỵ não để có thể bảo vệ sức khỏe bệnh nhân, ngăn ngừa thiếu hụt oxy máu tới não. Do đột quỵ có thể gây ra tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời, vậy nên nhiều người đã đặt câu hỏi: ‘"Có nên uống thuốc chống đột quỵ hay không?".

Có nên uống thuốc chống đột quỵ?

Đột quỵ là một bệnh rất nguy hiểm, có thể gây tử vong đột ngột nếu không được điều trị kịp thời. Hiện nay, tỷ lệ đột quỵ tại Việt Nam hay trên thế giới đều tăng cao đặc biệt ở những người cao tuổi. Việc có nên uống thuốc chống đột quỵ hay không còn tùy thuộc vào việc đánh giá tổng quan tình trạng sức khỏe và chỉ định của bác sĩ. Một số trường hợp cần phải uống thuốc thuốc chống đột quỵ như:

  • Người có nguy cơ đột quỵ cao: Như tiền sử đột quỵ, tim mạch, tiểu đường, hút thuốc lá, huyết áp cao,...
  • Sau đột quỵ: Sử dụng thuốc chống đột quỵ để giảm khả năng tái phát.
  • Phẫu thuật: Như thay van tim, thuốc chống huyết khối.

Do đó, có nên uống thuốc chống đột quỵ hay không cần được xem xét kỹ lượng và theo chỉ định của bác sĩ. Do đó, cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn và sử dụng thuốc hợp lý.

Các loại thuốc chống đột quỵ

Hãy cùng tìm hiểu các thuốc nên sử dụng chống đột quỵ dưới đây:

Nhóm thuốc chống đông máu

Là nhóm thuốc được sử dụng trong rối loạn nhịp tim, đột quỵ trước đó. Thuốc có vai trò ngăn ngừa các bệnh do động máu, hình thành các cục máu đông, phòng chống đột quỵ do thiếu máu não,... Một số loại thuốc như heparin, enoxaparin,...

Enoxaparin là một thuốc chống đông máu, có hoạt tính kháng yếu tố Xa.

Chỉ định: Dự phòng huyết khối trong phẫu thuật, dự phòng đông máu trong tuần hoàn, dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sâu, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim,...

Liều dùng:

  • Dự phòng huyết khối tĩnh mạch: Dùng 7 - 10 ngày cho tới khi đi được.
  • Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu: Liều 1 mg/kg, mỗi 12 giờ.
  • Dự phòng đông máu: 1 mg/kg.
  • Đau thắt ngực không ổn định: 1 mg/kg, kèm aspirin liều thấp 100 - 325mg, 1 lần/ngày.

Tác dụng phụ: Chảy máu, sốt, ban đỏ,...

Thuốc làm tan huyết khối (thuốc kháng vitamin K chống đông máu)

Đây là nhóm thuốc có tác dụng làm tan huyết khối, tránh gây lắng đọng các cục huyết khối trong lưu thông dòng máu, tránh đột quỵ. Một số loại thuốc như Alteplase.

Thuốc Alteplase là thuốc có tác dụng tan huyết khối, được sử dụng để chống đột quỵ.

Chỉ định: Dùng trong nhồi máu cơ tim cấp, nghẽn mạch phổi, đột quỵ thiếu máu não,...

Liều dùng: Alteplase nên được tiêm tĩnh mạch càng sớm càng tốt với tổng liều 100mg, không qua 1,5mg/kg.

Tác dụng phụ như: Hạ huyết áp, nhịp tim chậm, bầm máu, sốt,...

Có nên uống thuốc chống đột quỵ hay không? Các lưu ý gì trong thời gian sử dụng thuốc chống đột quỵ+2
Alteplase có tác dụng làm tan cục máu đông, phòng ngừa đột quỵ

Thuốc kháng tiểu cầu (ASA)

Thuốc kháng tiểu cầu (ASA hay còn gọi là aspirin) có tác dụng làm tiểu cầu không dính nhau, ngăn tình trạng hình thành huyết khối, chống đột quỵ.

Aspirin là thuốc chống đông, chống kết dính tiểu cầu, tiêu sợi huyết, giúp phòng chống đột quỵ.

Chỉ định: Trong đột quỵ, nhồi máu cơ tim, huyết khối.

Liều dùng: Nên sử dụng lâu dài, 1 - 2 viên, 1 lần/ngày.

Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, buồn nôn, mệt mỏi, phát ban,...

Có nên uống thuốc chống đột quỵ hay không? Các lưu ý gì trong thời gian sử dụng thuốc chống đột quỵ+3
Aspirin dùng để điều trị đột quỵ, nhồi máu cơ tim

Thuốc giảm lipid máu

Đây là một nhóm thuốc giúp giảm nồng độ cholesterol máu, kiểm soát nguy cơ đột quỵ, giảm mỡ máu,... Một số loại thuốc như: Atorvastatin, simvastatin,...

Simvastatin hay còn gọi là thuốc Zocor, có tác dụng hạ lipid máu, phòng ngừa đột quỵ.

Chỉ định: Bệnh mạch vành hoặc nguy cơ mạch vành, người tăng lipid máu,...

Liều dùng:

Người có nguy cơ bệnh mạch vành hoặc đang bị bệnh mạch vành: 40 mg/ngày.

Người tăng lipid máu: 10 - 20mg/ngày, 1 lần/ngày, buổi tối.

Tác dụng phụ: Thiếu máu, đau đầu, chóng mặt, táo bón,...

Có nên uống thuốc chống đột quỵ hay không? Các lưu ý gì trong thời gian sử dụng thuốc chống đột quỵ+4
Simvastatin hay còn gọi là thuốc Zocor

Thuốc trị tăng huyết áp

Huyết áp tăng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ do làm phá hủy thành động mạch, làm các mạch máu tại não bị tắc nghẽn. Do đó, các thuốc hạ huyết áp có tác dụng phòng ngừa được các cơn đột quỵ xảy ra. Một số loại thuốc như: Thuốc nhóm ACEi, ARB, CCB (như amlodipin, diltiazem...).

Thuốc dự phòng đột quỵ

Những bệnh nhân có tiền sử gia đình đột quỵ, thiếu máu não cần phải sử dụng các thuốc phòng đột quỵ. Một số thuốc như xarelto.

Xarelto là một thuốc có tác dụng phòng đột quỵ, là thuốc chống đông thế hệ mới.

Chỉ định: Dự phòng đột quỵ hay thuyên tắc, điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu hay thuyên tắc phổi,...

Liều dùng: Liều khuyến cáo là 20mg, 1 lần/ngày.

Tác dụng phụ: Rối loạn huyết học, chảy máu mắt, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt,...

Có nên uống thuốc chống đột quỵ hay không? Các lưu ý gì trong thời gian sử dụng thuốc chống đột quỵ+5
Xarelto là thuốc chống đông thế hệ mới

Các lưu ý trong thời gian sử dụng thuốc chống đột quỵ

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chống đột quỵ như:

  • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tái khám định kỳ.
  • Sử dụng thuốc đúng liều, đúng giờ.
  • Không được ngưng thuốc đột ngột.
  • Cần theo dõi sức khỏe, nếu có các triệu chứng tác dụng phụ như chảy máu, nôn ra máu, cần đến ngay các cơ sở y tế.
  • Nên sử dụng các bàn chải mềm, bảo vệ nướu răng, tránh chảy máu.

Hy vọng thông qua bài viết trên của nhà thuốc Long Châu, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh đột quỵ cũng như các loại thuốc được sử dụng để chống đột quỵ trên thị trường và đã trả lời được câu hỏi "có nên uống thuốc chống đột quỵ hay không?". Cần có một chế độ sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống an toàn để có thể phòng ngừa được các bệnh tim mạch, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin