Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đau lưng gần xương chậu bị bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Ngày 27/08/2023
Kích thước chữ

Xương chậu là vùng có nhiều dây thần kinh và liên quan đến nhiều cơ quan nội tạng nên khi bị đau lưng gần xương chậu, nhiều người không khỏi lo lắng liệu đây có phải dấu hiệu bị bệnh gì không. Để biết rõ hơn về tình trạng đau lưng vùng gần xương chậu, mời bạn tham khảo bài viết sau.

Đau lưng đơn thuần hay đau lưng gần xương chậu vừa có thể là biểu hiện khi stress, làm việc quá sức vừa có thể biểu thị bệnh lý nguy hiểm bởi đây và vùng quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Khi bị đau lưng gần xương chậu thường xuyên bạn không nên chủ quan mà cần đi khám sớm.

Đau lưng gần xương chậu là gì?

Trước khi đi sâu hơn tìm hiểu nguyên nhân, bệnh lý liên quan đến đau lưng gần xương chậu, bạn cần hiểu rõ cảm giác đau này để phân biệt với đau lưng thông thường. Khi bị đau lưng gần xương chậu, bạn sẽ cảm thấy đau nhức ở vùng cột sống gần xương cụt và cơn đau có dấu hiệu lan dần xuống hông, tạo cảm giác đau nhức, căng tức rất khó chịu.

Cơn đau này còn có thể lan dần đến đùi, bắp chân và bàn chân làm mất sức, tê chân hoặc giảm cảm giác khi vận động. Cơn đau có thể chỉ trong phút chốc nhưng cũng có thể kéo dài đến vài giờ, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, cuộc sống của người bệnh. 

Đau lưng gần xương chậu bị bệnh gì? Có nguy hiểm không? 1
Đau lưng gần xương chậu gây cảm giác căng tức khó chịu cho người bệnh

Đau lưng gần xương chậu do bệnh gì?

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau lưng gần xương chậu sẽ giúp bạn dễ dàng xác định liệu đây có phải bệnh lý nguy hiểm hay không. Theo các bác sĩ, có rất nhiều tác nhân gây đau lưng gần xương chậu.

Táo bón: Khi bị táo bón nặng, chất thải không được đào thải ra ngoài mà ứ đọng trong cơ thể, cụ thể là ruột già dẫn đến căng tức và các cơn đau lưng gần xương chậu bắt đầu xuất hiện. Khi người bệnh đi đại tiện hoặc có nhu động ruột trở lại, cơn đau sẽ thuyên giảm.

Vấn đề đường ruột: Một số bệnh lý về đường ruột như hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng hay viêm túi thừa có có thể biểu hiện qua các cơn đau lưng gần xương chậu gây cảm giác căng tức, khó chịu.

Lạc nội mạc tử cungCác mô như mô niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung làm cho máu trong chu kỳ kinh nguyệt và dính vào nhiều bộ phận xung quanh dẫn đến dính cơ quan nội tạng, đau bụng, đau vùng xương chậu.

U xơ: U xơ tử cung là sự tăng trưởng các mô tế bào lành tính, không gây ung thư bên trong tử cung. Những khối u này có thể làm xuất hiện cơn đau lưng, đau bụng và đặc biệt là đau bụng dưới.

Bệnh viêm vùng chậu: Viêm vùng chậu là tên gọi chung của chứng viêm cơ quan sinh sản nói chung ở nữ giới. Bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục và khởi phát các cơn đau lưng gần xương chậu, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và khí hư, dịch tiết âm đạo bất thường.

Đau bụng rụng trứng: Chứng đau lưng gần xương chậu khi rụng trứng không nguy hại đến sức khỏe. Đây đơn thuần chỉ là cảm giác hơi nhói vùng lưng đến xương chậu khi trứng bắt đầu rụng, báo hiệu chu kỳ kinh nguyệt sắp đến. Không phải ai cũng xuất hiện cảm giác đau mỗi khi rụng trứng.

Mô sẹo: Nhiễm trùng từng có sau phẫu thuật khiến mô sẹo hình thành và bám vào khung xương chậu cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau lưng gần xương chậu đấy. Tình trạng này có thể phát triển thành đau vùng chậu mãn tính.

Bệnh tuyến cơ tử cung: Bệnh lý này diễn ra khi nội mạc tử cung bắt đầu phát triển sâu hơn vào bên trong tử cung và khiến người bệnh bị đau lưng, đau vùng chậu nghiêm trọng.

Nhiễm trùng lây qua đường tình dục: Đau lưng gần xương chậu do đâu? Hiện tượng này có thể do bệnh lý nhiễm trùng lây qua đường tình dục gây nên và đối khi kèm theo triệu chứng chuột rút, đau nhức vùng chậu. 

Đau lưng gần xương chậu bị bệnh gì? Có nguy hiểm không? 2
Các chứng nhiễm trùng qua đường tình dục có thể gây đau lưng gần xương chậu

Chuột rút kinh nguyệt: Một số trường hợp bị đau lưng gần xương chậu là do bị chuột rút kinh nguyệt. Hiện tượng này thường diễn ra ở vùng dưới của xương chậu và đã bắt đầu có từ trước khi có kinh nguyệt vài ngày và kéo dài trong vài ngày sau đó. Đây cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung,... nên bạn cần đi khám sớm nhất có thể.

Mang thai ngoài tử cung: Tình trạng mang thai ngoài tử cung là hiện tượng nguy hiểm, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng của thai phụ nên cần hết sức cẩn trọng. Hãy đi khám ngay khi bạn thấy đau lưng gần xương chậu, đau bụng âm ỉ hoặc xuất huyết bất thường.

Sảy thai: Đây cũng là tác nhân gây chuột rút vùng chậu và các cơn đau lưng gần xương chậu. Nếu bạn thấy cảm giác đau buốt lưng lan dần đến xương chậu và kèm theo biểu hiện lạ khác khi đang mang thai, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

Đau lưng gần xương chậu có nguy hiểm đến sức khỏe không?

Tùy vào nguyên nhân gây đau lưng gần xương chậu mà đây có thể là tình thế nguy hiểm hoặc không. Bạn cần chắc rằng tác nhân gây hiện tượng này là gì để biết chúng có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không.

Nếu triệu chứng bị đau lưng gần xương chậu diễn ra liên tục và thường xuyên, kéo dài nhiều giờ hãy đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín, chất lượng để thăm khám, chữa bệnh hiệu quả. Các bệnh lý không quá nghiêm trọng có thể áp dụng uống thuốc tại nhà để kiểm soát cơn đau.

  • Thuốc giảm đau không kê đơn;
  • Túi chườm ấm để chườm lưng và bụng;
  • Tập thể dục nhẹ nhàng kèm với các động tác, bài tập thư giãn cơ;
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn và nằm ở tư thế đưa 2 chân lên cao tăng lưu thông máu.

Khi nào đau lưng gần xương chậu cần đến gặp bác sĩ?

Như bạn đã biết, bị đau lưng gần xương chậu có liên quan đến rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm nên đây là hiện tượng sức khỏe không nên coi thường. Nếu nhận thấy cơn đau không thuyên giảm khi đã áp dụng cách chữa tại nhà, bạn hãy gọi xe cấp cứu hoặc đến trung tâm y tế gần nhất để được xét nghiệm, chụp X-quang,... chẩn đoán và điều trị.

Đau lưng gần xương chậu bị bệnh gì? Có nguy hiểm không? 3
Nên đi khám khi cơn đau lưng gần xương chậu không giảm 

Trường hợp áp dụng cách giảm đau tại nhà có tiến triển nhưng cơn đau quay lại nhiều lần, tần suất đau tăng lên, bạn cũng hãy đến bệnh viện kiểm tra để chắc rằng nguyên nhân gây bệnh là gì và có cần tiến hành can thiệp y tế hay không. 

Mong rằng qua những chia sẻ từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn đọc hiểu hơn đau lưng gần xương chậu là gì và có nguy hiểm hay không. Với những trường hợp đau lưng do bệnh lý, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn điều trị và khuyến cáo của y bác sĩ để giảm tối đa triệu chứng bệnh. 

Xem thêm:

Đau lưng khó thở là bệnh gì?

Đau lưng dưới ở phụ nữ nguyên nhân là gì?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin