Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đau xương đốt bàn chân: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách cải thiện

Ngày 29/10/2024
Kích thước chữ

Đau xương đốt bàn chân là biểu hiện thường xuyên gặp ở người chạy nhảy nhiều khi phải gánh chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể, gây đau vùng ụ ngón chân và ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày.

Đau xương đốt bàn chân xảy ra khi phải chịu nhiều áp lực quá tải từ toàn bộ cơ thể, thường gặp trong tập luyện thể thao. Tình trạng này có thể không gây nguy hiểm cho sức khỏe liền, nhưng nếu kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày và làm tăng nhiều rủi ro mà chúng ta không thể dự đoán được. Bài viết sau sẽ cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết về biểu hiện đau xương đốt bàn chân và cách đối phó với nó.

Đau xương đốt bàn chân có biểu hiện gì?

Bàn chân là một bộ phận chịu nhiều áp lực của cơ thể, vì thế khi xương chân đau, cơ thể cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt khi đau xương đốt bàn chân sẽ kèm theo cơn đau ở một hoặc vài điểm nối giữa xương ngón chân và bàn chân với cảm giác như:

  • Đau âm ỉ, đau nhói và có thể cảm thấy nóng rát.
  • Cơn đau rõ rệt hơn khi đi bộ hoặc chạy, có thể cảm giác ngứa ran hoặc tê ở các ngón chân.
  • Viêm bao hoạt dịch với cảm giác đau lan rộng ở phần xương bàn ngón chân, gặp nhiều ở những người thường xuyên chạy bộ, chạy bền.

Cơn đau xương đốt bàn chân có thể kéo dài âm ỉ trong nhiều tháng chứ không xuất hiện đột ngột. Ngoài ra cơn đau xương đốt bàn chân cũng dễ nhầm lẫn với cơn đau u dây thần kinh Morton, nên mọi người cần lưu ý.

Đau xương đốt bàn chân: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách cải thiện 1
Dấu hiệu nhận biết đau xương đốt bàn chân

Một số nguyên nhân gây đau xương đốt bàn chân

Thực tế cơn đau xương đốt bàn chân xuất hiện phần lớn do bị áp lực quá lớn trong thời gian dài, dẫn đến một vài đầu xương đốt ngón chân bị sưng viêm và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với nhiều nguyên nhân như:

Do cấu tạo xương bàn chân

Cấu tạo vòm bàn chân cao có thể gây áp lực lên xương đốt bàn chân, có thể nhận thấy nếu ngón chân thứ 2 dài hơn ngón cái, lực sẽ chuyển qua xương đốt bàn 2 và tăng khả năng bị đau.

Tập thể thao cường độ cao

Hầu hết những người bị đau xương đốt bàn chân đều có tần suất tập luyện thể thao cường độ cao, đặc biệt là trong bộ môn chạy cự ly dài hoặc bộ môn thể thao có va chạm nhiều đều làm cho phần trước bàn chân hấp thụ lực khi chạy.

Đau xương đốt bàn chân: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách cải thiện 2
Đau xương đốt bàn chân dễ xảy ra với những người hoạt động thể thao nhiều

Biến dạng bàn chân

Trường hợp này phần lớn gặp ở nữ giới với giày cao gót và các loại giày bó khác với phần mũi hẹp chèn ép mũi chân, gây cản trở khi di chuyển và cảm giác khó chịu ở mũi chân.

Nếu kéo dài có thể khiến bàn chân bị lệch, ngón chân hình búa và đặc biệt gây ra tình trạng sưng đau khớp nối ngón cái với bàn chân.

Bên cạnh các nguyên nhân trên cũng không loại trừ các tác nhân khác gây áp lực quá mức lên chân như:

  • Chạy bộ sai tư thế, các cơ gấp ngón chân yếu và vòm chân cao.
  • Do béo phì, bị biến dạng ngón chân cái.
  • Hoạt động thể thao cường độ mạnh không mang giày và có dụng cụ hỗ trợ phù hợp.
  • Người lớn tuổi có lớp đệm dưới chân mỏng hơn so với người trẻ nên dễ bị đau chân.

Cách chẩn đoán và điều trị đau xương đốt bàn chân

Thực tế có nhiều bệnh lý khác nhau dẫn đến các dấu hiệu giống với đau xương đốt bàn chân, vì thế để biết chính xác các nguyên nhân gây đau bạn cần thăm khám để được khám tại bàn chân ở tư thế ngồi và đứng.

Ngoài ra các thông tin thêm về thói quen vận động và hoạt động sinh hoạt mỗi ngày cũng hỗ trợ nhiều trong việc đưa ra chẩn đoán. Cuối cùng không thể bỏ qua bước chụp X-quang để xác định chính xác những bất thường ở chân.

Bên cạnh các bước chẩn đoán, hướng điều trị cũng được nhiều người quan tâm và phương pháp điều trị bảo tồn được áp dụng cho mọi trường hợp. Hơn nữa bệnh nhân cần kết hợp nghỉ ngơi hợp lý, thay đổi giày phù hợp với kích cỡ chân và sử dụng miếng đệm chân để cải thiện cơn đau.

Riêng với các trường hợp không thể điều trị bảo tồn, điển hình là khi không cải thiện cơn đau bác sĩ điều trị sẽ tư vấn phương pháp phẫu thuật chỉnh lại xương.

Đau xương đốt bàn chân: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách cải thiện 3
Nếu phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả sẽ được chỉ định phẫu thuật chỉnh xương

Chăm sóc người bệnh đau xương đốt bàn chân tại nhà

Để hỗ trợ bệnh nhân cải thiện nhanh các cơn đau và hồi phục tốt hơn, người nhà có thể thực hiện những cách sau:

  • Chườm đá lên vùng bị đau nhiều lần trong ngày bằng chiếc khăn mỏng bọc túi đá, không giới hạn và mỗi lần khoảng 15 phút.
  • Lựa chọn giày phù hợp, không mang quá rộng hoặc quá chật, cần hạn chế giày cao gót.
  • Sử dụng miếng đệm mũi chân để giảm áp lực vùng bị đau ở ngón chân. Ngoài ra có thể sử dụng thêm miếng lót giày hỗ trợ vòm bàn chân bên trong để giảm tối đa áp lực lên xương đốt và chức năng bàn chân.
  • Sử dụng thuốc giảm đau cần tư vấn từ bác sĩ, bệnh nhân có thể sử dụng ibuprofen, naproxen sodium hoặc aspirin để giảm đau và kháng viêm.
  • Khi di chuyển, người bệnh cần nâng cao chân lên, tạm ngừng các hoạt động thể thao nhưng vẫn có thể luyện tập các bài tập ít tác động lên vùng đau như bơi lội hoặc đạp xe.

Bài viết trên là những thông tin bạn cần nắm về biểu hiện đau xương đốt bàn chân, nếu cảm nhận bản thân có những triệu chứng trên cần đến bệnh viện kiểm tra để có chẩn đoán và cách khắc phục phù hợp nhất nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin