Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng L4 L5 như thế nào?

Ngày 20/07/2022
Kích thước chữ

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay, bệnh sẽ tăng từ từ về cấp độ dễ gây ra yếu cơ hai chân, hạn chế trong việc đi lại. Vậy biện pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng l4 l5 ra sao hãy theo dõi bài viết sau.

Cột sống đảm nhiệm chức năng nâng đỡ sức nặng của cơ thể, hình thành khung cơ thể để các cơ quan nội tạng bám vào, 5 đốt sống ở thắt lưng được ký hiệu từ L1 đến L5 là những đốt sống dễ bị “bào mòn” trên cột sống.

Thoái hóa cột sống thắt lưng L4 L5 là gì?

L4 và L5 lần lượt là hai đốt sống cuối cùng của phần cột sống thắt lưng. Cột sống L4 L5 kết hợp với dây chằng, đĩa đệm và các dây thần kinh giúp cho cơ thể chúng ta có thể đứng thẳng, hỗ trợ phần thân trên để xoay người, vặn mình hay cúi gập người.

Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng L4 L5 như thế nào? 1 Mô tả các xương cột sống

Hai đốt sống này nằm ở vị trí thấp nhất của vùng thắt lưng vì vậy chúng phải chịu nhiều áp lực của toàn bộ phần thân trên. Chính vì thế, so với các đốt sống lưng còn lại thì hai đốt sống này có nguy cơ thoái hóa và tổn thương cao hơn rất nhiều.

Thoái hóa đốt sống thắt lưng L4 L5 là quá trình suy giảm chức năng của hai đốt sống này và đĩa đệm xung quanh. Quá trình này tạo ra các cơn đau dữ dội ở vùng thắt lưng, lan xuống vùng mông và bắp chân gây tê bì các ngón chân và làm giảm khả năng vận động của bệnh nhân.

Khi hai đốt sống này bị thoái hóa, lớp sụn khớp bị bào mòn làm trơ ra hai đầu xương lồi lõm. Cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tự chữa trị thương tổn ấy thông qua việc đưa canxi đến nhưng do lượng canxi bị lắng đọng quá nhiều nên tạo thành các gai xương ở vị trí các đốt sống này. Gai xương sẽ lớn dần theo thời gian sau đó sẽ làm rách hoặc nứt đĩa đệm và chèn ép lên các dây thần kinh hông (dây thần kinh tọa) gây ra các cơn đau nhức từ thắt lưng xuống tới bàn chân.

Nguyên nhân của thoái hóa cột sống thắt lưng L4 L5

Việc thoái hóa cột sống lưng là do quá trình lão hóa, khi sụn khớp và đãi đếm chịu áp lực lớn kéo dài gây ra tổn thương làm mất tính đàn hồi của đĩa đệm và xơ cứng dây chằng, khiến cho cột sống thắt lưng bị biến dạng. Các yếu tố cụ thể như:

  • Tuổi tác: Đây cũng là yếu tố hàng đầu gây ra bệnh này. Khi lớn tuổi, chức năng và cấu trúc xương khớp sẽ dần suy giảm, đến một giai đoạn nhất định các tế bào sụn ở cột sống sẽ bị mất dần độ đàn hồi và khả năng chịu lực ban đầu.
  • Vận động sai tư thế: Các tư thế vận động sai có thể gây áp lực đến cột sống như: Ngồi làm việc sai tư thế, nằm ngủ sai tư thế… ngoài ra còn ảnh hưởng đến vùng cổ và lưng, cũng ảnh hưởng xấu đến các chứng năng nội tạng trong cơ thể.
  • Tính chất công việc: Ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế, người mang vác vật nặng… khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn và mạnh hơn, từ đó có nguy cơ phát bệnh rất cao
  • Dinh dưỡng không cân đối: Người có chế độ dinh dưỡng kém, cơ thể không hấp thu đủ chất dinh dưỡng hay bị rối loạn chức năng trao đổi chất trong cơ thể cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh xương khớp lớn hơn người bình thường.
  • Các yếu tố khác: Ngoài ra còn có các yếu tố như di truyền, dị tật bẩm sinh, béo phì, thừa cân, bệnh nhân đã từng phẫu thuật…

Triệu chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng L4 L5

Thoái hóa cột sống và bệnh lý xương khớp mãn tính sẽ có tốc độ tiến triển khá chậm, ban đầu sẽ không có biểu hiện cụ thể. Vì thế, để nhận biết được bệnh sớm là tương đối khó khăn. Dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng rõ ràng nhất là khi cơn đau nhức bắt đầu từ những vị trí bị thoái hóa. Cụ thể như sau:

  • Đau nhức dữ dội, đau âm ỉ làm hạn chế khả năng vận động của các sụn khớp. Ngoài ra cơn đau sẽ tăng lên khi vận động hay thời tiết thay đổi.
  • Đau ở vùng lưng dưới, lan dần xuống mông và hai chi dưới làm người bệnh không thể cúi được.
  • Mất thăng bằng và đi lại trở nên khó khăn.
  • Yếu ở tay hoặc chân, sự phối hợp giữa tay và chân rất kém.
  • Dễ nghe thấy tiếng lục cục khi vận động cột sống thắt lưng, nhất là khi xoay người.

Khi thoái hóa đốt sống ở thắt lưng, các cơn đau xương khớp sẽ âm ỉ trong nhiều ngày, cường độ đau sẽ tăng dần lên khi vận động. Đặc biệt khi trở nặng dễ gây ảnh hưởng đến mọi hoạt động của bệnh nhân. Bạn có thể tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của thoái hóa cột sống thắt lưng trong quá trình sinh hoạt hằng ngày.

Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng L4 L5 như thế nào? 2 Vận động sai tư thế cũng là một trong các nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống

Cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng L4 L5

Điều trị bằng thuốc:

  • Sử dụng thuốc Tây: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân mà dùng phối hợp các loại thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ phù hợp. Một số loại thường được kê đơn như Paracetamol, Opioid, Diclofenac, Tramadol, Etoricoxib (thuốc chống viêm không chứa steroid ở cả dạng uống hoặc bôi), Eperisone, Tolperisone (thuốc giãn cơ)...
  • Thuốc có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa: Piascledine, Glucosamine sulfate, thuốc ức chế IL1…
  • Thuốc thảo dược có từ thiên nhiên: Lá lốt, ngải cứu, cỏ xước, cây mần ri…

Làm vật lý trị liệu thoái hóa cột sống lưng: Cách điều trị náy có các phương pháp như xoa bóp, bấm huyệt, chiếu tia hồng ngoại, kéo giãn cột sống, chườm nóng, tập cơ dựng lưng… có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu hiệu quả, ngoài ra còn ngăn chặn được nhiều biến chứng như teo cơ, liệt chi rất hiệu quả.

Phẫu thuật: Đối với phương pháp này chỉ dùng cho các trường hợp bệnh lý đã biến chứng nguy hiểm gây đau thần kinh tọa nghiêm trọng, thoát vị đĩa đệm do chèn ép rễ thần kinh, hẹp ống sống chèn ép tủy sống… hoặc các phương pháp trị liệu khắc phục không cho ra kết quả như ý.

Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng L4 L5 như thế nào? 3 Tập luyện thể thao cũng là một phương pháp phòng tránh thoát vị đĩa đệm

Cột sống chính là bộ phận phải chịu nhiều áp lực từ sức nặng của cơ thể và các hoạt động khác. Việc nắm rõ các thông tin thoái hóa cột sống thắt lưng L4 L5 trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thoái hóa cột sống và phương pháp điều trị căn bệnh này.

Minh Hạnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin