Disaccharide là gì? Sự khác biệt giữa disaccharide, monosaccharide và polysaccharide
Ngày 25/11/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Disaccharide, monosaccharide và polysaccharide là 3 loại carbohydrate tuy nhiên không phải độc giả nào cũng hiểu rõ về 3 loại carbohydrate này. Trong khuôn khổ của bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc Disaccharide là gì đồng thời giúp bạn đọc biết được sự khác biệt giữa 3 loại carbohydrate nêu trên.
Disaccharide, monosaccharide và polysaccharide khác nhau như thế nào? Đây vẫn luôn là chủ đề được nhiều độc giả quan tâm. Trước khi làm sáng tỏ chủ đề này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu disaccharide là gì bạn nhé.
Disaccharide là gì?
Disaccharide có tên Việt hoá là Disaccarit hay còn được gọi là đường đôi. Đây là 1 trong 4 nhóm carbohydrate, được cấu tạo từ hai phân tử đường đơn monosaccharide liên kết với nhau qua một liên kết glycoside. Một số loại disaccharide phổ biến có thể kể đến như:
Sucrose: Đây là đường mía, cấu tạo từ một phân tử glucose và một phân tử fructose. Sucrose là loại đường phổ biến trong thực phẩm và được tìm thấy trong nhiều loại trái cây.
Lactose: Là đường sữa, cấu tạo từ một phân tử glucose và một phân tử galactose. Lactose có mặt trong sữa động vật và một số sản phẩm từ sữa.
Maltose: Là loại đường được hình thành từ hai phân tử glucose. Maltose thường xuất hiện trong quá trình tiêu hóa tinh bột và cũng có trong một số loại bia.
Khi đi vào cơ thể, disaccharide được phân huỷ thành các monosaccharide đơn giản hơn thông qua quá trình thủy phân dưới sự thúc đẩy bởi các enzyme như maltase, sucrase và lactase. Trong đó:
Enzym maltase giúp phân huỷ maltose thành glucose.
Enzym sucrase giúp phân huỷ đường sucrose thành glucose và fructose.
Enzym lactase giúp phân huỷ đường lactose thành glucose và galactose.
Tính chất của disaccharide
Disaccharide là gì? Như đã trình bày phía trên, disaccharide là loại carbohydrates được tạo thành từ hai monosaccharide liên kết với nhau bằng liên kết glycoside. Vậy tính chất hoá học và vật lý của disaccharide ra sao?
Về tính chất hoá học
Một số tính chất hóa học của disaccharide có thể kể đến như:
Thủy phân: Dưới tác động của axit hoặc enzym, disaccharide có thể bị thủy phân để tạo ra các monosaccharide tương ứng. Ví dụ, sucrose có thể bị thủy phân thành glucose và fructose.
Phản ứng oxi hóa – khử: Một số disaccharide có khả năng tham gia vào phản ứng oxi hóa, ví dụ như maltose và lactose có thể bị oxi hóa thành các acid tương ứng.
Phản ứng với thuốc thử Fehling và Benedict: Những disaccharide có tính khử (như maltose và lactose) có thể phản ứng với thuốc thử Fehling hoặc Benedict, dẫn đến sự hình thành kết tủa màu đỏ gạch.
Phản ứng tạo phức hợp với acid: Disaccharide có thể phản ứng với acid tạo thành phức hợp tùy thuộc vào loại acid và nhiệt độ.
Mặc dù các disaccharide như sucrose, lactose và maltose sẽ có những đặc tính riêng nhưng đều tuân theo các tính chất hóa học chung của disaccharide.
Về tính chất vật lý
Dưới đây là một số tính chất vật lý của disaccharide, bạn đọc có thể tham khảo:
Hình dạng và cấu trúc: Disaccharide thường tồn tại dưới dạng tinh thể, với hình dạng và kích thước phụ thuộc vào loại disaccharide cụ thể và điều kiện tinh thể hóa.
Độ tan: Nhiều disaccharide, chẳng hạn như sucrose và lactose có độ tan cao trong nước. Chúng tan dễ dàng và tạo thành dung dịch trong nước.
Vị: Disaccharide thường có vị ngọt. Sucrose là một ví dụ điển hình với vị ngọt rõ rệt, trong khi lactose có vị ngọt nhẹ hơn.
Tính chất quang học: Disaccharide có khả năng quang hoạt. Tính chất này được sử dụng để xác định nồng độ và bản chất của các hợp chất disaccharide trong dung dịch.
Nhiệt độ nóng chảy và điểm sôi: Disaccharide thường có điểm nóng chảy và điểm sôi khá cao, phụ thuộc vào cấu trúc hóa học của chúng. Khi đun nóng ở nhiệt độ cao, nhiều disaccharide có thể bị phân hủy, dẫn đến việc hình thành các sản phẩm mới và thay đổi màu sắc.
Tính nhớt: Disaccharide có thể tạo ra các dung dịch nhớt, đặc biệt khi nồng độ của chúng cao.
Vai trò của Disaccharide đối với cơ thể
Disaccharide đóng vai trò vô cùng quan trọng trong dinh dưỡng và là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vai trò của disaccharide đối với cơ thể cụ thể như sau:
Cung cấp năng lượng: Disaccharide được cấu tạo từ các loại đường đơn. Sau khi đi vào cơ thể, disaccharide sẽ được phân huỷ thành các loại đường đơn. Các loại đường đơn này sẽ tham gia vào quá trình sản xuất ATP - một phân tử năng lượng quan trọng từ đó cung cấp năng lượng cho các tế bào duy trì hoạt động của cơ thể.
Hỗ trợ tiêu hóa: Một số disaccharide (như lactose) cần được phân hủy thành monosaccharide trước khi được cơ thể hấp thụ. Việc này giúp kích thích sự sản xuất enzyme tiêu hóa trong ruột.
Tham gia vào các quá trình sinh lý: Disaccharide có thể tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể, ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý khác nhau, chẳng hạn như điều chỉnh nồng độ đường huyết.
Ngoài ra, disaccharide cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho các phản ứng hóa sinh trong cơ thể, giúp duy trì sự phát triển và hoạt động của các tế bào.
Bên cạnh đó, disaccharides như sucrose thường được sử dụng để cải thiện hương vị của thực phẩm, làm cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn.
Mặc dù disaccharide là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể song việc tiêu thụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như béo phì, tiểu đường hoặc các vấn đề tiêu hóa. Chính vì thế, bạn cần đảm bảo sự cân bằng trong chế độ ăn uống với loại carbohydrate này.
Ứng dụng của disaccharide
Ứng dụng của disaccharide là gì? Disaccharide có nhiều ứng dụng trong đời sống và công nghiệp, bao gồm:
Disaccharide như sucrose (đường mía), lactose (đường sữa), và maltose (đường mạch nha) thường được sử dụng làm chất tạo ngọt, chất bảo quản và cải thiện hương vị trong nhiều sản phẩm thực phẩm.
Sucrose và các disaccharide khác thường được sử dụng trong ngành công nghiệp nước giải khát để tạo vị ngọt và tăng cảm giác ngon miệng. Ngoài ra, maltose là disaccharide quan trọng trong công nghệ sản xuất bia và rượu, nơi nó biến thành glucose và được lên men bởi các men bia.
Một số disaccharide có thể được sử dụng trong các sản phẩm dược phẩm, hỗ trợ cho sự ổn định của thuốc hoặc làm chất tạo ngọt cho siro và thuốc.
Một số disaccharide có thể được sử dụng để tạo độ nhớt trong thực phẩm và sản phẩm công nghiệp khác.
Một số disaccharide có thể được lên men để sản xuất ethanol, một loại nhiên liệu tái tạo.
Disaccharide được sử dụng trong nghiên cứu để tìm hiểu về các quá trình sinh học, enzyme và tương tác giữa các carbohydrate.
Có thể thấy rằng, ứng dụng disaccharide vô cùng đa dạng và nó đã trở thành một phần quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Sự khác biệt giữa disaccharide, monosaccharide và polysaccharide
Disaccharide, monosaccharide và polysaccharide đều là các loại carbohydrate song giữa chúng lại có sự khác biệt nhất định về cấu trúc và tính chất, cụ thể:
Monosaccharide: Là dạng đường đơn giản nhất, không thể phân tách thành các carbohydrate nhỏ hơn. Monosaccharide thường có vị ngọt và hòa tan nhẹ trong nước. Ví dụ: Glucose, fructose và galactose.
Disaccharide: Là hợp chất được tạo thành từ hai monosaccharide liên kết với nhau qua một liên kết glycoside, có vị ngọt và dễ hòa tan trong nước. Ví dụ: Sucrose, lactose và maltose.
Polysaccharide: Là các chuỗi dài gồm nhiều monosaccharide kết hợp với nhau, thường qua các liên kết glycoside. Về tính chất, polysaccharide thường không tan trong nước và có thể không có vị ngọt. Ví dụ: Tinh bột, cellulose và glycogen.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về disaccharide mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, với những chia sẻ hôm nay, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn disaccharide là gì đồng thời nắm được các ứng dụng của disaccharide và sự khác biệt giữa 3 loại carbohydrate phổ biến. Cảm ơn các bạn đã luôn đồng hành và dõi theo các bản tin sức khỏe của Nhà thuốc Long Châu.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm