Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đừng chủ quản khi nước mũi có mùi trứng thối!

Ngày 31/10/2023
Kích thước chữ

Nước mũi có mùi trứng thối khiến nhiều người thấy khó chịu và mất tự tin. Tuy nhiên, bạn cần cảnh giác ngay nếu gặp phải hiện tượng này vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm, trong đó có cả ung thư.

Nước mũi có mùi trứng thối là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ em nhưng khi nó xảy ra ở người lớn thì đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm đối với sức khỏe. Một trong những nguy cơ có thể xảy ra khi mũi bạn chảy nước có mùi trứng thối là bệnh ung thư. Những nguy cơ này cụ thể ra sao, chúng ta hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây với Nhà thuốc Long Châu.

Nước mũi có mùi trứng thối là dấu hiệu bệnh gì?

Nước mũi có mùi hôi như trứng thối ở trẻ em (thậm chí ở cả người lớn) là tình trạng mũi xuất hiện các chất nhầy, nước mũi chảy ra có mùi hôi. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu vì nước mũi sẽ chảy ra liên tục và kéo dài cùng mùi hôi thối, gây cản trở quá trình hô hấp và sinh hoạt hàng ngày.

Không chỉ vậy, dịch nhầy trong mũi có mùi hôi còn có thể là biểu hiện cho khoang mũi bị viêm nhiễm và cũng là dấu hiệu để nhận biết một số bệnh lý dưới đây.

Dịch mũi bất thường do viêm xoang

Thời điểm phổ biến nhất khiến nước mũi có mùi trứng thối do viêm xoang là những khi thay đổi thời tiết, không khí kém trong lành. Lúc này, tình trạng hắt xì liên tục đi kèm nước mũi màu vàng, có mùi hôi hoặc đờm xanh chảy ngược lại cuống họng sẽ gây ra những cảm giác khó chịu, buồn nôn cho người bệnh.

nuoc-mui-co-mui-trung-thoi-2.jpg
Viêm xoang khiến mũi có mùi hôi tanh

Viêm trĩ mũi (mũi teo) tiết ra nhiều dịch nhầy

Biểu hiện của tình trạng viêm trĩ mũi (hay còn gọi là mũi teo) ở trẻ em là nước mũi chảy liên tục, mùi nước mũi hôi khó chịu, ra nhiều dịch nhầy gây ngạt mũi. Mũi teo khiến dịch mũi chảy ra nhiều hơn, niêm mạc mũi bị khô. Khi đó, nguy cơ bị viêm mũi cao hơn so với những người bình thường khác.

Đây là loại bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Do đó, bất cứ khi nào thấy nhầy mũi có mùi hôi và nước mũi chảy ra nhiều, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Viêm mũi dị ứng khiến nước mũi có mùi trứng thối

Nếu nước mũi của con bạn có mùi hôi như trứng thối thì một trong những nguyên nhân của tình trạng này có thể là do bé bị viêm mũi dị ứng. Sau một thời gian vi khuẩn xâm nhập, mũi bị nhiễm khuẩn, xác ký sinh trùng sẽ phân hủy mg ngay tại mũi và gây ra hiện tượng nước mũi có mùi hôi ở trẻ em.

Trẻ mắc viêm mũi dị ứng sẽ cảm thấy khó chịu, hắt hơi sổ mũi liên tục, đặc biệt là khi niêm mạc mũi tiếp xúc với phấn hoa hay khói bụi. Nếu không chữa trị kịp thời, tình trạng này sẽ gây ra mùi hôi ở nước mũi khiến cơ thể gặp khó khăn trong quá trình hô hấp, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Mũi hôi do nhiễm trùng

Khác với bệnh viêm mũi dị ứng, tình trạng nhiễm trùng mũi không chỉ khiến nước mũi có mùi trứng thối mà còn khiến niêm mạc mũi bị phù nề, nghẹt mũi. Một số triệu chứng khác có thể gặp là mũi sưng nóng và đau nhức, cổ họng đau rát, ớn lạnh… Bệnh viêm mũi nhiễm trùng có thể do virus, vi khuẩn gây ra.

Nước mũi hôi do ung thư xoang mũi

Nước mũi hôi còn có thể là biểu hiện khi niêm mạc mũi của bé hoặc giữa các xoang xuất hiện các khối u. Các khối u này có thể lành tính hoặc ác tính nhưng đều gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến việc hô hấp của người bệnh. Biểu hiện thường gặp của ung thư xoang mũi là: Lỗ mũi có mùi hôi, chảy máu cam, suy giảm thị lực, ù tai,…

nuoc-mui-co-mui-trung-thoi-3.jpg
Khối u trong niêm mạc mũi có thể khiến nước mũi có mùi trứng thối

Một số nguyên nhân khác gây mùi hôi cho nước mũi

Ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng nước mũi có mùi như trứng thối còn có thể xảy ra do những nguyên nhân sau đây:

  • Răng bị sâu, nhiễm trùng răng số 8;
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc;
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai bị hôi mũi;
  • Do trước đó, bạn ăn nhiều thức ăn có mùi nặng như hải sản hoặc đồ tanh,...

Quá trình khiến nước mũi có mùi trứng thối

Hiện tượng mũi tiết ra nước có mùi hôi ở trẻ em có thể được cha mẹ nhận thấy khi áp sát vào mũi của bé. Tuy nhiên, nước mũi không có mùi hôi ngay lập tức mà trải qua một quá trình dài sau đây:

  • Ban đầu, bé bị sổ mũi nhiều lần trong ngày và bị chảy nước mũi nhưng chưa kèm mùi hôi.
  • Sau đó, cơ thể của trẻ sẽ bị mệt mỏi. Trẻ có thể bị nhức đầu khi sụt sịt quá nhiều, đặc biệt là cảm giác đau nhức ở khoảng giữa 2 lông mày.
  • Dần dần, trẻ bị nghẹt cả 2 bên mũi gây ra tình trạng khó thở và không thể hô hấp như bình thường.
  • Nước mũi chuyển màu dần dần, từ trong suốt sang màu vàng rồi màu xanh như mủ.
  • Bệnh nhi bị mất khứu giác, ăn uống không còn cảm thấy vị. Lúc này, dịch trong mũi sẽ ứ đọng khiến hơi thở trong lỗ mũi của bé bị hôi thối. Đến khi mũi có mùi thì tình trạng bệnh lý đã ở mức độ nặng. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý đưa con đi khám để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
nuoc-mui-co-mui-trung-thoi-4.jpg
Dịch mũi ứ đọng là nguyên nhân khiến nước mũi hôi thối

Cách điều trị nước mũi có mùi trứng thối

Để điều trị tình trạng nước mũi có mùi trứng thối cho trẻ em và người lớn, bạn có thể thực hiện theo những cách sau:

Giữ vệ sinh mũi sạch sẽ

Việc rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý cho trẻ không chỉ giúp làm sạch khoang mũi mà còn giúp nước mũi hết mùi hôi. Khi mũi gặp các tình trạng bệnh lý, bạn nên rửa mũi 2 lần/ngày cho trẻ để giúp hoạt động hô hấp trở nên dễ dàng hơn.

Súc họng bằng nước muối sinh lý

Phương pháp súc họng bằng nước muối sinh lý cũng được chuyên gia y tế khuyến khích để loại bỏ mùi hôi ở mũi cho trẻ nhỏ. Người lớn cũng có thể tự pha nước muối sinh lý bằng nước ấm để súc họng.

Xông mũi bằng tinh dầu giúp hạn chế mùi hôi

Việc xông mũi cho trẻ bằng tinh dầu có thể giúp làm sạch sâu đến từng tế bào, đến niêm mạc mũi giúp hô hấp dễ dàng hơn. Bạn có thể sử dụng tinh dầu sả, bạc hà, hoa cúc,... để xông hơi cho mũi. 

Phương pháp này không chỉ khiến mùi hôi từ nước mũi biến mất mà còn giúp tinh thần của người bệnh trở nên sảng khoái và thoải mái hơn. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý không nên lạm dụng việc xông mũi bằng tinh dầu vì nó có thể gây ra tình trạng khô và tổn thương niêm mạc mũi,...

Bài viết đã mang đến cho bạn một số thông tin và các căn bệnh phổ biến có thể khiến nước mũi có mùi trứng thối. Ngoài ra, Nhà thuốc Long Châu cũng đã gợi ý cho bạn những cách điều trị phù hợp và dễ thực hiện để loại bỏ mùi hôi của nước mũi. Để đảm bảo chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây hôi mũi và đưa ra phương pháp điều trị tối ưu, bạn nên đến các cơ sở y tế để nhận được tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin