Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nếu biết cách chế biến thì cá cơm sẽ là nguyên liệu tạo nên những món ăn vô cùng hấp dẫn. Vậy giá trị dinh dưỡng của thịt cá cơm là gì và có tác dụng đối với sức khỏe như thế nào?
Lợi ích sức khỏe của cá cơm bao gồm sức khỏe tim mạch, giúp xương và răng khỏe mạnh, tốt cho phụ nữ mang thai,.... Những lợi ích này là do các axit béo omega 3, protein và các chất dinh dưỡng khác trong cá cơm. Để biết các giá trị dinh dưỡng của thịt cá cơm thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
Cá cơm thuộc họ cá trổng, tên khoa học là Engraulidae. Cá cơm có kích thước nhỏ, dài từ 15 - 20cm, thường sống thành đàn, chủ yếu ở vùng nước mặn. Một số loài vẫn sống ở nước lợ, số khác sống ở nước ngọt. Cá cơm sống quanh năm nhưng xuất hiện nhiều hơn vào mùa xuân - hè. Cụ thể, từ tháng 1 đến tháng 2 âm lịch, cá cơm thường xuất hiện vào ban đêm. Ngược lại, vào mùa hè từ tháng 7 đến tháng 8 âm lịch, cá xuất hiện vào ban ngày. Như vậy mỗi năm ngư dân sẽ có 2 vụ thu hoạch cá cơm.
Cá cơm tuy có kích thước nhỏ nhưng lại có giá trị dinh dưỡng rất cao. Cá cơm tươi chứa nhiều khoáng chất và vitamin A, B6, B12, C, D, E, sắt, magie, natri, kali, kẽm, niacin, folate, thiamin, riboflavin,… tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, cá cơm còn là nguồn cung cấp axit béo omega 3 có lợi cho hệ tim mạch và não bộ. Theo cơ sở dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 100g cá cơm chứa các thành phần dinh dưỡng sau: 131 calo, 20.35g protein, 4.84g chất béo, 0 chất xơ, 0 đường, 147 canxi, 60mg cholesterol, 1.28g axit béo bão hoà, 1.18g axit béo không bão hoà đơn, 1.64g axit béo không bão hoà,...
Với những thành phần giá trị dinh dưỡng của thịt cá cơm như trên, cá cơm mang lại những lợi ích không ngờ cho sức khoẻ như:
Cá cơm là thực phẩm có hàm lượng chất béo không bão hòa cao, là yếu tố làm giảm cholesterol xấu, một trong những nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.
Axit amin có trong protein là dưỡng chất quan trọng của cơ thể phát triển thể chất. May mắn thay, cả hai nhóm chất dinh dưỡng này đều có trong cá cơm. Ngoài ra, việc nấu cá không làm ảnh hưởng đến hàm lượng protein và chất dinh dưỡng.
Cá cơm có chứa khoáng chất sắt, là nguyên tố vi lượng chịu trách nhiệm hình thành huyết sắc tố, giúp vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các cơ quan của cơ thể. Ngoài ra, sắt còn tham gia vào cấu trúc của nhiều enzyme, trong đó có enzyme miễn dịch nên có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Thiếu sắt ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của tế bào và tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Các chuyên gia khuyến cáo nam giới nên bổ sung 1.6g axit béo omega 3 mỗi ngày, còn phụ nữ nên bổ sung 1.1g omega 3/ngày. Một khẩu phần cá cơm chứa 0.45 g axit eicosapentaenoic (EPA), một loại axit béo omega 3 và 0.77g axit docosahexaenoic (DHA). Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu omega 3 có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng, suy giảm thị lực khi lớn tuổi.
Khi ăn quá nhiều trứng, thịt gà hoặc thịt bò sẽ làm tăng nồng độ homocysteine, một chất được cho là có thể gây tổn thương thành động mạch, dẫn đến viêm nhiễm và hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Theo các chuyên gia, cá cơm bổ sung nhiều protein có lợi giúp cân bằng lượng protein dư thừa trong cơ thể, từ đó giảm thiểu nguy cơ hình thành homocysteine.
Gan là cơ quan chịu trách nhiệm xử lý phần lớn chất béo của cơ thể. Do đó, bổ sung dầu cá giúp cải thiện chức năng gan và giảm viêm.
Nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có đường dễ gây ra các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu hoặc khó chịu ở dạ dày. Đừng lo lắng vì hàm lượng axit amin trong cá cơm sẽ thúc đẩy quá trình tiết axit trong dạ dày để đẩy nhanh quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, việc tiêu thụ cá cơm thường xuyên giúp cơ thể nhận được nhiều dưỡng chất có lợi cho quá trình tiêu hóa khỏe mạnh.
Theo các chuyên gia, các chất dinh dưỡng như canxi và vitamin A có trong cá cơm có tác dụng tích cực đến sự phát triển xương. Mặc dù chế độ ăn uống chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu canxi của cơ thể nhưng đây là cách bổ sung hiệu quả nhất. Vì vậy, ngoài cá cơm, bạn nên sử dụng đa dạng các loại thực phẩm giàu canxi khác từ rau xanh, sữa và các sản phẩm từ sữa,...
Ngoài giúp xương chắc khỏe, các chất dinh dưỡng trong cá cơm cũng rất hữu ích cho sự phát triển của tóc và móng. Nếu móng tay và tóc yếu, dễ gãy rụng, có thể chế độ ăn uống thiếu các vitamin tốt cho móng và tóc như vitamin H (còn gọi là biotin), vitamin B phức hợp, vitamin E, A,… May mắn những thành phần này đều có trong cá cơm.
Cá cơm là nguồn cung cấp axit folic, một loại vitamin thiết yếu trong chế độ ăn của mẹ bầu. Ngoài ra, loài cá nhỏ này không chứa thủy ngân hay chất độc hại như một số loài cá lớn khác nên rất an toàn cho phụ nữ mang thai.
Hàm lượng protein dồi dào có trong cá cơm rất có lợi cho hoạt động chuyển hóa tế bào, sửa chữa và tái tạo mô liên kết. Vì vậy, chế độ ăn có cá cơm sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.
Tham khảo 5 mẹo nhỏ dưới đây để bảo quản cá cơm tươi mà không cần tủ lạnh lâu hơn:
Cá cơm có hàm lượng thủy ngân thấp hơn các loại hải sản khác nhưng lại chứa rất nhiều muối. Vì vậy, bạn nên ăn uống điều độ, tránh tiêu thụ quá nhiều.
Bạn có thể dễ dàng mua cá cơm ở siêu thị, chợ hải sản hay chợ thực phẩm với giá cả rất phải chăng. Cá cơm có thể dùng tươi, muối, phơi khô hoặc hun khói. Bạn có thể chế biến cá cơm theo nhiều cách như chiên, kho, nấu súp, gỏi cá cơm, canh chua cá cơm,...
Với những thông tin về giá trị dinh dưỡng của thịt cá cơm ở bài viết trên, có thể thấy cá cơm mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Hiểu rõ thành phần dinh dưỡng của loại thực phẩm này giúp bạn tiêu thụ và kết hợp với các thực phẩm khác một cách khoa học, có lợi cho sự phát triển của cơ thể.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.