Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Giá trị dinh dưỡng của mực và lợi ích đối với sức khoẻ

Ngày 28/09/2023
Kích thước chữ

Mực là một trong những loại hải sản được ưa chuộng. Không chỉ dễ dàng chế biến thành nhiều món như món xào, hấp mà còn chứa nhiều dinh dưỡng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về giá trị dinh dưỡng của mực, ăn mực có tốt không và khi ăn mực cần lưu ý những điều gì nhé!

Mực là thực phẩm chứa nhiều protein và nguồn khoáng chất thiết yếu như riboflavin, vitamin B12, phốt pho, đồng và selen, ít chất béo bão hòa và natri,… những công dụng lợi ích không phải ai cũng biết, hãy cùng tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của mực ở bài viết sau.

Giá trị dinh dưỡng của mực

Mực chứa nhiều hợp chất như melanin, enzyme, polysaccharides, catecholamine (hormone), các kim loại như cadmium, chì và đồng, và các axit amin như glutamate, taurine, alanine, leucine và axit aspartic. Hợp chất chính trong mực là melanin chịu trách nhiệm cho màu mực.

Trong 85g mực chưa chế biến chứa 198mg cholesterol, 13.2g protein, 0.3g chất béo bão hòa, 0.09g chất béo không bão hòa đơn, 0.4g chất béo không bão hòa đa.

Lợi ích của mực đối với sức khỏe

Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe mà mực mang lại:

Mực có đặc tính kháng khuẩn

Nhiều nghiên cứu cho thấy mực có đặc tính kháng khuẩn, có khả năng vô hiệu hóa các vi khuẩn, virus có hại. Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất mực có hiệu quả vô hiệu hóa các vi khuẩn gây mảng bám như streptococcus mutans, actinomyces viscosus, lactobacillus acidophilus và candida albicans. 

Một nghiên cứu ống nghiệm khác cho thấy các hợp chất trong ​​mực có thể vô hiệu hóa các mầm bệnh truyền qua thực phẩm như escherichia coli và listeria monocytogenes.

Giá trị dinh dưỡng của mực và lợi ích đối với sức khoẻ 1
Mực có đặc tính kháng khuẩn, có khả năng vô hiệu hóa các vi khuẩn, virus 

Tác dụng chống oxy hoá

Mực có đặc tính chống oxy hóa mạnh chống lại các gốc tự do gây hại. Nếu các tế bào gốc tự do quá cao trong cơ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim mạchtiểu đường

Một số nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật chỉ ra rằng đặc tính chống oxy hóa của mực đến từ polysacarit, là chuỗi phân tử đường dài dính chặt với nhau để chống lại các gốc tự do.

Chống ung thư

Ăn mực có thể ngăn ngừa ung thư. Các nghiên cứu cho thấy mực có thể làm giảm kích thước khối u và sự lây lan của tế bào ung thư. Cụ thể, các nghiên cứu trong ống nghiệm đã chỉ ra rằng protein và polysaccharides của mực có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư vú, phổi và tuyến tiền liệt. 

Ngoài ra, các nghiên cứu trên động vật cho thấy polysaccharides của mực có thể bảo vệ khỏi những tổn thương do thuốc hóa trị gây ra.

Cung cấp protein phát triển cơ bắp

Mực cung cấp một lượng protein đáng kể cho cơ thể. Ngoài ra, mực còn chứa protein chứa tất cả 9 axit amin thiết yếu. Lượng protein này có lợi cho việc xây dựng cơ bắp và mô trong cơ thể. Mực cũng thích hợp cho chế độ ăn kiêng nhằm mục đích giảm mỡ và tăng khối lượng cơ bắp.

Cung cấp selen chống oxy hoá

Ăn 100g mực có thể cung cấp khoảng 65% nhu cầu selen hàng ngày của cơ thể. Selenium có đặc tính chống oxy hóa, giúp cải thiện khả năng miễn dịch và bảo vệ cơ thể chống lại nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến sức khỏe tim mạch và ung thư.

Giảm đau nửa đầu

Các chuyên gia sức khỏe cho biết mực thực sự giúp ích rất nhiều trong việc giảm đau nửa đầu. Hàm lượng vitamin B2 có trong mực rất cao, có thể làm giảm thời gian và tần suất các cơn đau nửa đầu một cách hiệu quả.

Giá trị dinh dưỡng của mực và lợi ích đối với sức khoẻ 2
Với những giá trị dinh dưỡng của mực giúp ích rất nhiều trong việc giảm đau nửa đầu

Ngăn ngừa thiếu máu

Thiếu máu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn, khó thở,… ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và công việc hàng ngày. Mực chứa hàm lượng đồng rất cao, giúp tăng cường sản xuất hồng cầu, hỗ trợ tế bào thần kinh và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Từ đó ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ thiếu máu.

Duy trì sức khỏe xương

So với các loại hải sản khác, mực chứa lượng phốt pho phong phú. Khoáng chất này đóng vai trò trong việc xây dựng cấu trúc xương và răng, giúp xương và răng chắc khỏe, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh liên quan như loãng xương.

Giảm viêm

Tình trạng viêm mãn tính có thể làm viêm động mạch, dẫn đến đau tim và thậm chí là đột quỵ. Trong đó, mực có thể giúp ngăn ngừa được vấn đề này. Vì có chứa các thành phần chống viêm nên ngăn ngừa tình trạng viêm hình thành trong cơ thể.

Duy trì nồng độ natri trong cơ thể

Mặc dù natri là hợp chất cần thiết để cơ thể duy trì huyết áp và cân bằng chất lỏng. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều natri có thể gây tăng huyết áp và các vấn đề nguy hiểm khác. Mực chứa một lượng natri vừa phải, đủ để cơ thể cân bằng huyết áp và chất lỏng mà không gây hại cho cơ thể.

Giá trị dinh dưỡng của mực và lợi ích đối với sức khoẻ 3
Giá trị dinh dưỡng của mực giúp Duy trì nồng độ natri trong cơ thể

Tăng cường hệ miễn dịch

Không chỉ có hàm lượng đồng cao mà mực còn chứa rất nhiều kẽm, giúp hỗ trợ sức khỏe hệ thống miễn dịch. Khoáng chất này chịu trách nhiệm xây dựng và tăng cường hàng rào miễn dịch. Từ đó, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các bệnh có hại cho sức khỏe.

Những lưu ý khi ăn mực

Mặc dù có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe nhưng mực cũng tiềm ẩn một số rủi ro nếu chế biến không đúng cách. Vì vậy, khi sử dụng cần lưu ý những điều sau:

  • Nên chọn mua mực tươi, tránh mua mực có mùi, mềm nhũn, đổi màu vì có thể chứa nhiều vi khuẩn và hóa chất có hại cho đường ruột.
  • Trước khi chế biến mực, cần sơ chế và cẩn thận loại bỏ túi, mắt của mực để món mực ngon và an toàn cho sức khỏe.
  • Hạn chế nấu mực với bột chiên vì sẽ làm tăng hàm lượng chất béo và carbohydrate trong món ăn.
  • Bạn có thể ăn mực sống hoặc mực hấp để nhận được đầy đủ dưỡng chất có trong mực nhưng phải được chế biến sạch sẽ, cẩn thận. Bảo quản mực ở nhiệt độ từ 0 - 5 độ C.
  • Mặc dù mực có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều, tiêu thụ 2 - 3 lần/tuần.
  • Mực cũng như các loại hải sản khác, có tính lạnh nên nếu ăn nhiều sẽ gây đau bụng hoặc tiêu chảy.
  • Mực cũng như các loại hải sản khác có thể gây dị ứng. Nếu tiêu thụ với số lượng quá lớn có thể dẫn đến ngứa và nổi mề đay. Những người bị dị ứng da đang dùng thuốc nên hạn chế ăn mực vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.

Cách chọn mua mực tươi ngon

Để mua được mực tươi, không ngâm hóa chất, bạn nên chú ý những điểm sau:

  • Bạn nên chọn mua mực có màu sắc tươi sáng, độ đàn hồi cao, mắt trong, thân màu trắng sữa, lớp vỏ ngoài màu hồng tươi. Đầu, xúc tu và râu của mực dính chặt vào nhau.
  • Không chọn loại mực có mắt đục hoặc độ đàn hồi kém khi chạm vào. Đầu, các xúc tu và râu mềm và sắp tách ra khỏi cơ thể mực. Đó có thể là mực đã bảo quản quá lâu.

Mực là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng cũng cần được kết hợp với các thực phẩm khác để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Hy vọng những thông tin về giá trị dinh dưỡng của mực giúp bạn cân nhắc đưa vào thực đơn ăn uống hàng ngày phù hợp.

Xem thêm: Giá trị dinh dưỡng của thịt cá thu và những lưu ý khi sử dụng

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin