Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Thanh Hương
Mặc định
Lớn hơn
Bạn nghĩ một cốc trà sữa chỉ là món giải khát “vô thưởng vô phạt”? Nhưng sự thật, đây là loại đồ uống chứa lượng calo đủ để khiến bạn “giật mình”. Để giúp bạn hình dung rõ hơn, bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ đưa ra thông tin 1 cốc trà sữa bằng bao nhiêu bát cơm để bạn xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý mỗi ngày.
Trà sữa là thức uống yêu thích của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, ít ai quan tâm một cốc trà sữa thơm ngon, ngọt ngào lại chứa lượng calo không hề nhỏ. Vậy thực tế, 1 cốc trà sữa bằng bao nhiêu bát cơm? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu câu trả lời chi tiết, để có thể cân nhắc kỹ trước khi thưởng thức món đồ uống này.
Rất nhiều người yêu thích trà sữa nhưng lại không hề biết rằng thức uống ngọt ngào này chứa lượng calo khá cao, đặc biệt là khi bạn lựa chọn size lớn hoặc thêm nhiều topping. 1 cốc trà sữa bao nhiêu calo? Trung bình, một cốc trà sữa size vừa (khoảng 500ml) có thể chứa từ 350 - 500 calo, tùy thuộc vào lượng đường, loại sữa và topping đi kèm.
Trước khi giải đáp thắc mắc 1 cốc trà sữa bằng bao nhiêu bát cơm, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về lượng calo có trong trà sữa. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượng calo của một ly trà sữa như: Kích cỡ ly, lượng đường, loại sữa được dùng, các loại topping,...
Trà sữa càng nhiều đường, lượng calo càng tăng cao. Các loại sữa đặc, sữa béo hoặc kem béo tạo độ thơm ngậy cho trà sữa, nhưng cũng làm tăng lượng calo rõ rệt. Các loại topping như trân châu đen, thạch trái cây, pudding hay phô mai giúp tăng hương vị cho đồ uống nhưng cũng khiến tổng lượng calo của ly trà sữa tăng vọt.
Nếu bạn lựa chọn trà sữa kèm full topping như trân châu đen, thạch, pudding hoặc phô mai, tổng lượng calo của mỗi ly lớn hoàn toàn có thể vượt ngưỡng 700 - 900 calo.
Để dễ hình dung hơn về lượng calo trong trà sữa, bạn có thể so sánh trực tiếp với lượng calo của cơm trắng - món ăn quen thuộc trong khẩu phần hàng ngày của tất cả chúng ta. Một bát cơm bao nhiêu calo? Một bát cơm trắng chứa khoảng 200 - 210 calo, tuỳ thuộc vào kích cỡ bát và loại gạo sử dụng.
Như vậy, dựa trên hàm lượng calo của từng loại trà sữa, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng chỉ một ly trà sữa có thể tương đương với nhiều bát cơm. Cụ thể, với các loại trà sữa size vừa (khoảng 500ml) và ít topping, lượng calo dao động từ 250 - 400 calo, tương đương với khoảng 2 - 3 bát cơm trắng.
Còn các loại trà sữa size lớn kèm full topping như trân châu, pudding, phô mai,... thường sẽ có tổng lượng calo lên đến 600 - 700 calo, tương đương với khoảng 4 - 5 bát cơm trắng.
Điều này đồng nghĩa, chỉ sau vài phút thưởng thức một ly trà sữa hấp dẫn, bạn đã nạp vào cơ thể lượng calo tương đương với một bữa ăn chính thịnh soạn. Việc này có thể dẫn đến dư thừa năng lượng nếu bạn không kiểm soát khẩu phần trong ngày sau khi đã uống trà sữa.
Trà sữa là món đồ uống được nhiều người yêu thích, thế nhưng nếu không biết cách kiểm soát, nó có thể âm thầm gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới cân nặng và sức khỏe tổng thể. Điều gì xảy ra nếu uống trà sữa trân châu mỗi ngày? Trước hết, việc này sẽ khiến bạn nạp vào cơ thể một lượng lớn calo, rất dễ dẫn tới tăng cân khó kiểm soát nếu không tính calo trong thức ăn cẩn thận.
Thói quen uống trà sữa còn làm tăng nguy cơ tích mỡ nội tạng và béo bụng, nhất là ở những người làm việc văn phòng hoặc ít vận động. Đây là những vùng mỡ khó giảm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe tim mạch cũng như chuyển hóa.
Lượng đường cao trong trà sữa cũng làm tăng nguy cơ rối loạn đường huyết. Tiêu thụ nhiều đường khiến cơ thể phải sản xuất nhiều insulin để kiểm soát đường huyết. Về lâu dài, tình trạng này làm tăng đề kháng insulin, là yếu tố nguy cơ trực tiếp dẫn đến bệnh tiểu đường type 2. Tiêu thụ đường quá nhiều sẽ được gan chuyển hóa thành mỡ, dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu.
Hầu hết những người muốn biết 1 cốc trà sữa bằng bao nhiêu bát cơm thường chỉ quan tâm đến vấn đề cân nặng. Nhưng bạn có biết, thường xuyên nạp nhiều đường và chất béo từ trà sữa có thể làm tăng nguy cơ nổi mụn, da xỉn màu và lão hóa sớm. Điều này rất dễ xảy ra ở những người có cơ địa da nhờn hoặc đang gặp các vấn đề về nội tiết tố.
1 cốc trà sữa bằng bao nhiêu bát cơm đến đây bạn đã biết. Nếu lo lắng đến việc tăng cân mất kiểm soát nhưng lại không nỡ chối từ thức uống thơm ngon này, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:
Ngoài ra, một nguyên tắc đơn giản nhưng rất hiệu quả là sau khi uống trà sữa, bạn cần giảm lượng calo tiêu thụ từ các bữa ăn chính, bữa ăn phụ và đồ ăn vặt.
Bạn cũng đừng quên kết hợp kiểm soát khẩu phần ăn uống với việc tăng cường vận động, tập thể dục đều đặn để cơ thể đốt cháy lượng calo dư thừa. Vào những ngày uống trà sữa, bạn hãy ăn ít calo một chút và tăng cường vận động thêm một chút để kiểm soát cân nặng và duy trì vóc dáng.
Trà sữa là món đồ uống hấp dẫn, nhưng dưới góc nhìn y khoa, đây lại là loại thực phẩm chứa nhiều đường, calo rỗng và chất béo không lành mạnh, hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.
Ngay cả khi không lo lắng đến vấn đề tăng cân, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo bạn không nên uống trà sữa quá thường xuyên. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ như thừa cân, tiền tiểu đường, rối loạn mỡ máu, nên hạn chế tối đa hoặc tránh uống trà sữa.
Nếu có thể, bạn hãy tự mình pha trà sữa tại nhà để có thể dễ dàng kiểm soát nguyên liệu và lượng calo trong đồ uống. Khi pha chế, bạn nên ưu tiên dùng sữa tươi không đường, sữa ít béo hoặc sữa thực vật. Bạn nên tránh dùng kem béo thực vật (creamer) vốn chứa nhiều chất béo chuyển hóa không tốt. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại topping lành mạnh hơn như hạt chia, thạch rau câu không đường.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã giải đáp được thắc mắc 1 cốc trà sữa bằng bao nhiêu bát cơm. Nếu bạn quan tâm đến cân nặng hay sức khỏe tổng thể, hãy cân nhắc kỹ trước khi uống trà sữa quá thường xuyên. Thưởng thức trà sữa có chừng mực và biết kiểm soát là cách tốt nhất để bạn vừa được tận hưởng hương vị yêu thích, vừa bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.