Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Giải đáp thắc mắc: Hạ kali máu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Ngày 29/10/2023
Kích thước chữ

Hạ kali máu là tình trạng rối loạn điện giải khá phổ biến khiến nồng độ kali trong máu thấp hơn mức bình thường. Triệu chứng của hạ kali máu rất đa dạng nhưng đôi khi lại không quá rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về xương khớp. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu hạ kali máu ở trẻ em có nguy hiểm không nhé.

Kali là một trong những khoáng chất cần thiết của cơ thể, giúp vận chuyển tín hiệu đến các tế bào trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng cho hoạt động tế bào thần kinh và cơ, đặc biệt là tế bào cơ tim. Vậy hạ kali máu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Kali quan trọng như thế nào đối với trẻ em?

Kali là chất điện giải không thể thiếu trong cơ thể con người nói chung và với trẻ em nói riêng. Sự kết hợp giữa kali và natri giúp huyết áp ổn định và kiểm soát sự cân bằng nước trong cơ thể của trẻ. Kali còn có khả năng giảm nguy cơ sỏi thận và loãng xương trong tương lai của trẻ. Bên cạnh đó, kali còn giúp hỗ trợ duy trì chức năng của cơ và điều hòa nhịp tim ở mức ổn định. Theo thông tin từ Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ cho biết, kali là một trong những chất dinh dưỡng mà trẻ ở độ tuổi đi học thường bị thiếu nhiều nhất. Nếu cơ thể trẻ bị thiếu kali sẽ khiến trẻ em có nguy cơ bị cao huyết áp cao hơn bình thường.

giai-dap-thac-mac-ha-kali-mau-o-tre-em-co-nguy-hiem-khong 1.jpg
Kali là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể của trẻ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu kali của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là độ tuổi của trẻ:

  • Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi cần khoảng 500 mg mỗi ngày.
  • Đối với trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi cần khoảng 700 mg mỗi ngày.
  • Đối với trẻ từ 1 - 3 tuổi cần khoảng 3.000 mg mỗi ngày.
  • Đối với trẻ từ 4 - 8 tuổi cần khoảng 3.800 mg mỗi ngày.
  • Đối với trẻ từ 9 - 14 tuổi cần khoảng 4.700 mg mỗi ngày.

Tuy nhiên, trẻ không cần nhận đủ lượng kali khuyến nghị trên mỗi ngày mà thay vào đó có thể được tích lũy theo đơn vị trung bình một vài ngày hoặc một tuần tùy theo sự lựa chọn của cha mẹ.

Nguyên nhân dẫn đến hạ kali máu ở trẻ em

Hạ kali máu ở trẻ em là do sự rối loạn của cơ chế cân bằng nội môi gây ảnh hưởng đến cân bằng kali trong cơ thể. Một số nguyên nhân dẫn đến hạ kali máu ở trẻ em có thể kể đến như:

Mất kali qua đường tiêu hóa

Mất kali qua đường tiêu hóa là nguyên nhân phổ biến dẫn đến hạ kali máu ở trẻ em. Đặc biệt hàm lượng kali trong tiêu chảy tương đối cao hơn so với các chất dịch khác của cơ thể. Việc tiêu chảy cấp kèm theo hạ kali máu có nguy cơ dẫn đến tử vong ở trẻ.

Giảm lượng kali nạp vào

Điều này không có khả năng gây hạ kali ở trẻ em khỏe mạnh, tuy nhiên nếu việc giảm lượng kali nạp vào kéo dài điển hình như trẻ chán ăn hoặc bị suy dinh dưỡng kết hợp cùng với sự mất kali qua thận hoặc đường tiêu hóa có thể dẫn đến việc suy giảm lượng kali trong cơ thể của trẻ một cách đáng kể.

giai-dap-thac-mac-ha-kali-mau-o-tre-em-co-nguy-hiem-khong 2.jpg
Giảm lượng kali nạp vào là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạ kali máu ở trẻ em

Rối loạn di truyền ở ống thận

Hội chứng Bartter và Gitelman đặc trưng bởi các rối loạn nước, điện giải, bài niệu và hormone. Đối với trẻ khi mắc hội chứng này, sự hấp thu natri của cơ thể bị gián đoạn dẫn đến tăng lượng cung cấp natri từ xa gây nhiễm kiềm chuyển hóa và hạ kali máu ở trẻ em.

Giải đáp: Hạ kali máu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Hạ kali máu ở trẻ em ở mức độ nhẹ có những biểu hiện như yếu cơ, táo bón, khó chịu, mệt mỏi. Nếu hạ kali máu ở mức độ vừa hoặc nặng sẽ dẫn đến triệu chứng như tiểu nhiều, khó thở, tê liệt cơ bắp, rối loạn nhịp tim thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ em. Chính vì vậy, cha mẹ cần để ý các dấu hiệu mất nước ở con mặc dù mất nước chỉ là một phần trong những lý do khiến hạ kali máu ở trẻ em nhưng việc này có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng khác đối với sức khỏe của con. Một số triệu chứng mất nước cụ thể như khô miệng, lạnh tay chân và giảm lượng nước tiểu.

Một số cách xử lý khi xuất hiện tình trạng hạ kali máu ở trẻ em

Một trong những cách xử lý tốt nhất khi xuất hiện tình trạng hạ kali máu ở trẻ em chính là bù nước. Phương pháp bù nước ở đây là sử dụng các dung dịch bù nước đường uống. Lưu ý, việc bù nước phải được sử dụng bằng các dung dịch bù nước có chứa kali thì mới có thể giúp khôi phục hàm lượng kali trong cơ thể của trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn của trẻ để bổ sung thêm kali. Một số thực phẩm bổ sung kali có thể nhắc đến như:

  • Chuối;
  • Các loại cá đặc biệt là cá ngừ và cá hồi;
  • Thịt bò;
  • Thịt gà;
  • Các loại hạt;
  • Khoai tây;
  • Rau bina;
  • Đu đủ;
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa;
  • Bắp cải;
  • Nước cam;
  • Dưa hấu;
  • Bí đao;
  • Cà chua và những sản phẩm làm từ cà chua.
giai-dap-thac-mac-ha-kali-mau-o-tre-em-co-nguy-hiem-khong 3.jpg
Những thực phẩm giàu kali mà các bậc cha mẹ có thể bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Ngoài những thực phẩm kể trên thì ngũ cốc nguyên cám và các sản phẩm khác được chế biến 100% từ bột mì nguyên cám cũng là nguồn cung cấp kali tốt cho cơ thể của trẻ.

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của kali đối với trẻ cũng như giải đáp được vấn đề hạ kali máu ở trẻ em có nguy hiểm không. Hãy cùng theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe hữu ích cho bản thân và cả gia đình bạn nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm