Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe/
  4. Tin y dược

Một số loại thuốc điều trị hạ kali máu và cách phòng ngừa

Ngày 29/10/2023
Kích thước chữ

Hạ kali máu là tình trạng nồng độ kali trong máu thấp hơn so với mức bình thường, điều này gây ra bởi sự thiếu hụt kali trong tổng lượng kali cơ thể hoặc sự di chuyển bất thường của kali vào trong tế bào. Thuốc điều trị hạ kali máu giúp bệnh nhân giúp bệnh nhân tránh những hệ quả nguy hiểm của hạ kali máu.

Kali có vai trò trong việc vận chuyển tín hiệu đến các tế bào cơ bắp và thân kinh, đồng thời còn đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể. Hạ kali máu là trình trạng nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về tình trạng hạ kali máu và thuốc điều trị hạ kali máu.

Tìm hiểu về hạ kali máu

Kali là một trong những ion rất cần thiết và quan trọng đối với cơ thể. Nó giúp điều hòa cân bằng nước và điện giải, giúp hoạt động của các hệ cơ quan như tim mạch, cơ bắp, tiêu hóa, tiết niệu được hoạt động bình thường.

Hiểu về kali và tình trạng hạ kali máu

Kali là một ion nội bào cần thiết để duy trì điện thế màng tế bào, với khoảng 2% lượng kali của cơ thể nằm trong ngăn ngoại bào. Người bình thường có nồng độ kali trong máu là 3,5 - 5,5 mmol/L. Nồng độ kali trong máu chỉ cần thấp 2,5mmol/L hơn hoặc cao hơn 6,0 mmol/L đã có thể làm ảnh hưởng đến hệ tim mạch, thân kinh cơ và cả hệ tiêu hóa, thậm chí bệnh nhân cần phải được thực hiện cấp cứu ngay để bảo toàn mạng sống.

Hạ kali máu là tình trạng nồng độ kali trong máu ở mức dưới 3,5 mmol/L. Đây là một dạng rối loạn điện giải thường gặp. Với cơ thể khỏe mạng, kali máu trong ngưỡng 3 - 3,5 mmol/L cơ thể có thể bù trừ cân bằng tương đối tốt. Tuy nhiên, đối với những người có bệnh lý tim mạch, hậu quả của việc hạ kali máu nghiêm trọng hơn so người khỏe mạnh khác nên cần được tầm soát thường xuyên.

thuốc điều trị hạ kali máu - 1
Hạ kali máu gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe

Mức độ hạ kali máu

Tùy theo triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng mà tình trạng hạ kali máu được đánh giá theo các mức độ sau đây:

  • Mức độ nhẹ: Hạ kali nhưng chưa có triệu chứng lâm sàng và chưa có thể hiện trên điện tâm đồ.
  • Mức độ vừa: Xuất hiện một số triệu chứng như chướng bụng, chuột rút. Điện tâm đồ có xuất hiện sóng T dẹt, đoạn ST chênh xuống nhưng không có các triệu chứng lâm sàng nặng như rối loạn nhịp tim, liệt thần kinh cơ.
  • Mức độ nặng: Khi đã xuất hiện các triệu chứng nặng trên lâm sàng như rối loạn nhịp tim, yếu cơ, có hội chứng tiêu cơ vân cấp hay thậm chí liệt.

Nguyên nhân gây hạ kali máu

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến hạ kali máu:

  • Mất kali qua đường tiêu hóa: Mất kali qua đường tiêu có thể xảy ra do tiêu chảy mạn tính, phẫu thuật chuyển hướng ruột, ăn đất sét (chúng kết hợp với kali làm giảm lượng hấp thụ), nôn kéo dài hoặc hút dịch dạ dày,...
  • Dịch chuyển trong tế bào: Sự dịch chuyển kali vào trong tế bào còn gây hạ kali máu. Điều này có thể xảy ra khi bệnh nhân liệt chu kỳ có tính chất gia đình, kích thần kinh giao cảm, sau khi sử dụng insulin, nhiễm độc giáp,...
  • Mất kali qua thận: Sự tăng bài tiết kali qua thận có thể do sự tiết steroid quá mức của tuyến thượng thận, bệnh nhân mắc hội chứng Bartter, hội chứng Gitelman (đây là những hội chứng di truyền khiếm khuyết nhiễm sắc thể được đặc trưng bởi thận thải kali và natri), hội chứng Liddle (đặc trưng bởi sự hấp thụ natri không kiểm soát khiên cơ thể tăng huyết áp và thận tăng thải kali).
huốc điều trị hạ kali máu - 2
Tiêu chảy mạn tính gây hạ kali máu

Những loại thuốc điều trị hạ kali máu

Hạ kali máu là cấp cứu nội khoa có tiên lượng nặng, dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tùy vào mức độ hạ kali máu mà bác sĩ sẽ cân nhắc liệu pháp chữa trị và sử dụng thuốc điều trị hạ kali máu phù hợp với bệnh nhân.

Đối với trường hợp hạ kali máu ở mức thấp và nhẹ, chưa có triệu chứng hoặc không có triệu chứng. Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện bù kali bằng đường uống. Đây là phương pháp điều trị an toàn, dễ quản lý và ít tốn kém. Tuy nhiên, nếu dùng các chế phẩm liều cao có thể gây nôn hoặc kích ứng dạ dày.

Nếu xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy nồng độ kali máu dưới 3 mEq/L hay có triệu chứng hạ kali máu nghiêm trọng, có xuất hiện rối loạn nhịp tim. Bác sĩ sẽ chỉ định truyền kali tĩnh mạch.

Trường hợp bệnh nhân hạ kali máu mà các chỉ số cận lâm sàng lẫn triệu chứng lâm sàng đề cho thấy hạ kali máu nghiêm trọng. Lúc này bệnh nhân phải sử dụng thuốc điều trị hạ kali máu ở đường uống lẫn đường truyền tĩnh mạch.

Những người có triệu chứng hạ kali máu nên được xét nghiệm thường xuyên để tránh trường hợp hạ kali máu quá thấp có thể gây rối loạn nhịp tim hay thậm chí gây tử vong. Một số trường hợp hạ kali máu nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc bổ sung magie.

Làm gì để phòng ngừa hạ kali máu?

Để phòng ngừa tình trạng hạ kali máu, bạn cần tuân thủ theo một số phương pháp dưới đây:

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh và nói không với bia rượu.
  • Không nên thực hiện các hoạt động thể chất nặng quá sức.
  • Không nên sử dụng các loại thuốc nhuận tràng, lợi tiểu quai, lợi tiểu thiazide, lợi tiểu thẩm thấu, amphotericin B, penicillin, các loại thảo dược,... mà chưa qua sự đồng ý của bác sĩ.
  • Tuân theo chỉ định và hướng dẫn điều trị của bác sĩ, đồng thời thường xuyên theo dõi nồng độ kali máu trong suốt thời gian điều trị.
  • Tăng cường sử dụng những loại thực phẩm có lượng kali cao như: Đào, chuối, cam, khoai tây.
thuốc điều trị hạ kali máu - 3
Thực phẩm chứa nhiều kali cũng là một loại thuốc điều trị hạ kali

Hạ kali máu có được xem là tình trạng cấp cứu đặc biệt nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng và cận lâm sàng mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị và thuốc điều trị hạ kali máu phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm