Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sau tai biến bị co giật là tình trạng sức khỏe đang dần trở nên phổ biến. Nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời, người bệnh có thể gặp nguy hiểm, thậm chí là có thể đe dọa đến tính mạng. Vậy làm thế nào để chăm sóc bệnh nhân sau tai biến bị co giật?
Co giật là tình trạng sức khỏe mà nhiều bệnh nhân sau tai biến gặp phải, gây ra nhiều lo lắng cho chính người bệnh và người chăm sóc. Vậy cách chăm sóc bệnh nhân sau tai biến bị co giật như thế nào? Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh tai biến mạch máu não và giải đáp thắc mắc trên nhé!
Tai biến mạch máu não hay còn được gọi là đột quỵ, là hiện tượng dòng máu lên não bị gián đoạn đột ngột làm mất chức năng thần kinh. Tình trạng dòng máu bị gián đoạn có thể là do tắc nghẽn gây thiếu máu cục bộ, dẫn đến đột quỵ hoặc do chảy máu trong não dẫn đến đột quỵ xuất huyết.
Lúc này, điều quan trọng nhất là phải phục hồi lại lưu lượng máu thích hợp cùng với lượng oxy lên não càng sớm càng tốt. Các tế bào não sẽ bị tổn thương hoặc chết đi trong vòng vài phút nếu không được cung cấp oxy và chất dinh dưỡng quan trọng. Khi tế bào não đã chết, chúng sẽ không tái tạo lại và có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng, từ đó dẫn đến các khuyết tật về nhận thức, tinh thần và thể chất.
Tổn thương ở não có thể làm suy giảm chức năng nhận thức, thậm chí là mất luôn một chức năng nào đó của cơ thể. Đây là biến chứng dễ nhận thấy nhất của tai biến mạch máu não.
Bên cạnh đó, mô não bị tổn thương có thể gây ra những hoạt động quá mức hoặc bất thường ở não và dẫn đến hiện tượng co giật. Trên thực tế, có nhiều trường hợp bệnh nhân sống sót qua cơn tai biến mạch máu não thường bị co giật và được gọi là tình trạng sau tai biến bị co giật. Vậy co giật là gì?
Co giật hay còn được gọi là động kinh, là hiện tượng dòng điện trong não xuất hiện tại khu vực não bị tổn thương, làm kích thích và gây ra các tín hiệu điện bất thường, dẫn đến những chuyển động bất thường ở phần cơ thể tương ứng với vùng não bị tổn thương.
Tình trạng co giật có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh theo những cách khác nhau, tuy nhiên đối với người bệnh sau tai biến sẽ có nguy cơ co giật cao hơn. Hành động mất kiểm soát, không lường trước được và đi kèm với mất tri giác, không tỉnh táo là biểu hiện của chứng co giật.
Các triệu chứng có thể xảy ra trong cơn có giật như:
Các triệu chứng của cơn co giật thường xảy ra đột ngột và không kiểm soát được. Một cơn co giật thường kéo dài vài giây, vài phút hoặc có thể kéo dài từ 5 - 10 phút/lần. Người bệnh có thể cắn vào lưỡi hoặc bên phía trong miệng trong cơn co giật. Đồng thời, người bệnh có thể cảm thấy yếu ớt, mệt mỏi, buồn ngủ, khó nói chuyện hoặc bối rồi sau cơn co giật.
Bệnh nhân sau tai biến có nguy cơ bị co giật cao hơn. Vậy sau tai biến bị co giật là tình trạng như thế nào?
Trước khi tìm hiểu về cách chăm sóc bệnh nhân sau tai biến bị co giật, mời bạn đọc cùng Nhà thuốc Long Châu hiểu rõ hơn về tình trạng sau tai biến bị co giật là như thế nào nhé!
Theo đó, sau tai biến bị co giật là tình trạng khá phức tạp và thường khiến bác sĩ khó phân biệt được đây là cơn co giật mới hay cơn giật sau tai biến. Do đó, người bệnh vừa phục hồi sau tai biến nên được theo dõi và chăm sóc từ người thân, bởi họ có thể lên cơn co giật bất cứ lúc nào.
Tùy thuộc vào sức khỏe của mỗi người bệnh, bác sĩ có thể dùng thuốc chống co giật hoặc không. Việc phòng ngừa co giật sau tai biến có thể hạn chế được tình trạng tái diễn hoặc giúp giảm thiểu được những tác hại đến não bộ.
Không phải tất cả các ca tai biến nào cũng dẫn đến hiện tượng co giật. Dựa vào vị trí tổn thương trên não mà bác sĩ thần kinh học sẽ cho biết người bệnh có nguy cơ bị co giật sau tai biến không.
Nếu sau tai biến bị co giật, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc chống động kinh (AED) nhằm mục đích giảm tần suất cũng như mức độ nghiêm trọng của các cơn co giật tái phát, từ đó bảo vệ não bộ tránh bị tổn thương thêm. Vậy làm thế nào để chăm sóc bệnh nhân sau tai biến bị co giật?
Hầu hết các cơn co giật thường diễn ra trong thời gian ngắn và không gây ra tổn thương nghiêm trọng. Tuy nhiên, điều quan trọng lúc này là người chăm sóc bệnh nhân sau tai biến bị co giật biết làm thế nào để giúp người bệnh không gặp phải thương tích gì trong cơn co giật.
Khi một người nào đó bị co giật, bạn hãy thực hiện các bước như sau:
Bạn hãy gọi cho bác sĩ điều trị của bệnh nhân để được tư vấn nếu đây là cơn co giật đầu tiên sau tai biến.
Nếu cơn co giật không ngừng lại sau 3 phút, bạn hãy gọi ngay cho cấp cứu để chuyển người bệnh đến bệnh viện. Nếu cơn co giật ngừng lại trong vòng 3 phút, hãy đưa người bệnh đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay sau đó.
Nếu trong vòng 20 phút sau cơn động kinh mà bệnh nhân không trở lại bình thường, hãy gọi cho cấp cứu để được hướng dẫn xử trí đúng cách.
Tóm lại, người bệnh sống sót sau cơn tai biến có thể phải đối mặt với tình trạng co giật. Cơn co giật có thể rất nguy hiểm, đặc biệt là xảy ra ở những người đang leo bậc thang, lái xe hoặc điều khiển máy móc. Tình trạng sau tai biến bị co giật có thể kiểm soát và điều trị được. Đồng thời, người chăm sóc bệnh nhân sau tai biến bị co giật nếu càng hiểu biết về bệnh càng giúp tăng khả năng kiểm soát bệnh thành công hơn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.