Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Góc giải đáp: Mẹ bị tiểu đường sinh con có bị tiểu đường không?

Ngày 29/08/2023
Kích thước chữ

Tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh phổ biến ở mẹ bầu, bệnh tương đối nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, tiểu đường thai kỳ có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy mẹ bị tiểu đường sinh con có bị tiểu đường không?

Giai đoạn mang thai khá nhạy cảm, dinh dưỡng của mẹ và bé liên kết thông qua nhau thai. Do đó, nếu mẹ bầu bị bệnh, trẻ cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Một trong những vấn đề mẹ bầu hay gặp phải nhất là bệnh tiểu đường thai kỳ. Thai nhi phát triển trong thời kỳ này phải đối mặt với lượng đường huyết quá mức cho phép nếu bệnh tiểu đường ở mẹ không được kiểm soát tốt. Vậy ngoài việc bị ảnh hưởng, mẹ bị tiểu đường sinh con có bị tiểu đường không? Tìm câu trả lời ngay dưới đây trong bài viết của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Tiểu đường ở mẹ bầu

Ở phụ nữ mang thai, có hai loại tiểu đường có thể đe dọa đến sức khỏe của thai nhi đó là tiểu đường thai kỳ và tiểu đường trước khi mang thai. 

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), định nghĩa tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose trong cơ thể và có thể xảy ra ở bất kỳ mức độ nào. 

Tiểu đường thai kỳ có thể khởi phát (xuất hiện đột ngột) hoặc phát hiện ngay trong lần đầu tiên mang thai. Giai đoạn đầu bị bệnh thường khó phát hiện do không có triệu chứng đặc biệt và thường sẽ biến mất sau khi sinh khoảng 6 tuần.

Bệnh tiểu đường trước khi mang thai bao gồm tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 mà mẹ bầu mắc trước khi có thai và cần điều trị bằng thuốc hạ đường huyết hoặc insulin. Tuy nhiên, dù mẹ bầu bị mắc tiểu đường loại nào thì điều quan trọng là phải đảm bảo rằng trong thời kỳ mang thai, mẹ phải kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Nếu không, trẻ sẽ phải đối mặt với lượng đường dư thừa trong máu và bị ảnh hưởng đến sự phát triển cả trước và sau khi sinh.

Góc giải đáp: Mẹ bị tiểu đường sinh con có bị tiểu đường không? 1
Tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra ở bất kỳ mẹ bầu nào

Mẹ bị tiểu đường sinh con có bị tiểu đường không?

Mẹ bị tiểu đường có ảnh hưởng đến thai nhi, do đó thai phụ cần điều chỉnh cơ thể thật tốt khi bị tiểu đường thai kỳ để hạn chế những nguy hại xảy ra với trẻ. Khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát đúng cách, lượng đường dư thừa trong máu mẹ sẽ được truyền cho thai nhi thông qua nhau thai, khiến cơ thể bé tự động sản xuất ra lượng insulin dư thừa. Đồng thời, trẻ cũng có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Ảnh hưởng của mẹ bị tiểu đường trước khi mang thai

Trước khi tìm hiểu nghi vấn “Mẹ bị tiểu đường sinh con có bị tiểu đường không?”, bạn cần nắm rõ được một số kiến thức về những ảnh hưởng của tiểu đường gây ra cho mẹ bầu và sức khỏe của thai nhi.

Insulin có nhiệm vụ làm chậm quá trình chuyển hóa glycogen thành glucose và tăng cường khả năng hấp thu glucose của cơ thể. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp gây rối loạn insulin khiến cơ thể không thể sản xuất đủ insulin và xảy ra tình trạng tích tụ glucose trong máu. Hiện tượng này khiến đường huyết tăng cao và dẫn đến nguy cơ biến chứng nghiệm trọng cho sức khỏe của bệnh nhân.

Nhiều chị e phụ nữ lo lắng những biến chứng của bệnh tiểu đường có xảy ra trong thời kỳ mang thai và gây ảnh hưởng đến thai nhi không. Trên thực tế, những người bị bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể mang thai như bình thường. Tuy nhiên, tỷ lệ mẹ và thai nhi gặp phải rủi ro là khá lớn nếu không làm công tác kiểm soát tình trạng tiểu đường tốt.

Theo thống kê y tế đưa ra, các trường hợp bị tiểu đường mang thai, trẻ sẽ phải đối mặt với một số nguy cơ về sức khỏe như:

  • Tăng khả năng thai chết lưu.
  • Bé nhận được nhiều đường từ cơ thể mẹ nên thường có trọng lượng lớn và tăng khả năng phải sinh mổ.
  • Trẻ sau sinh có nguy cơ mắc phải một số vấn đề về hô hấp, vàng da… hoặc khả năng cao mắc tiểu đường sau sinh nên cần sự chăm sóc đặc biệt.
  • Mẹ bầu có khả năng cao gặp phải các biến chứng thai sản như: Tiền sản giật, sản giật, tăng huyết áp, đa ối và tăng nguy cơ bị sinh non.
Góc giải đáp: Mẹ bị tiểu đường sinh con có bị tiểu đường không? 2
Trẻ có thể gặp biến chứng khi mẹ mang thai bị tiểu đường

Ảnh hưởng của mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Trước khi mang thai, tình trạng sức khỏe mẹ hoàn toàn khỏe mạnh, bình thường. Tuy nhiên, trong thai kỳ khi nhu cầu về tiêu thụ năng lượng tăng cao, kéo theo nhu cầu cung cấp đường cho cơ thể, khiến chị em phụ nữ ăn nhiều hơn mức bình thường. Ngoài ra, việc không biết cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, ăn quá nhiều thức ăn, nhất là thức ăn chứa chất béo và đồ ngọt, từ đó dẫn đến tình trạng cơ thể không kịp sản xuất insulin chuyển hóa đường và hình thành bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh đó, khi mang thai nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi hoặc rối loạn, làm ảnh hưởng đến sản xuất insulin và tích tụ đường trong máu dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Khác với bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin (tiểu đường có trước khi mang thai), ở mẹ bầu tiểu đường thai kỳ, lượng đường trong máu của tam cá nguyệt thứ nhất khi các cơ quan của thai nhi đang dần hình thành có chỉ số bình thường, do đó tiểu đường thai kỳ thường khó phát hiện ngay từ sớm. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến thai phụ không thể biết và kiểm soát kịp thời tình trạng tiểu đường, làm xuất hiện các biến chứng trên thai nhi như:

  • Cân nặng vượt quá mức cho phép khi sinh: Nếu mẹ bầu có quá nhiều glucose trong máu, nó sẽ qua nhau thai và tuyến tụy của trẻ, khiến thai nhi sản xuất quá nhiều insulin nhằm tiêu thụ hết lượng glucose, tăng nguy cơ tăng lượng mỡ tích tụ.
  • Hạ đường huyết: Trẻ có nguy cơ bị hạ đường huyết ngay sau khi sinh và trong vài ngày mới chào đời, do sản xuất quá nhiều insulin trong cơ thể. Lượng insulin dư thừa quá nhiều khiến bé bị hạ đường huyết nghiêm trọng và đối mặt với nguy cơ bị co giật
  • Sinh non: Lượng đường trong máu cao có thể thúc đẩy chuyển dạ sớm ở mẹ bầu và sinh con sớm hơn so với dự định. Khi thai nhi quá lớn, bác sĩ cũng có thể đề nghị mẹ sinh mổ sớm.
  • Hội chứng suy hô hấp: Insulin dư thừa làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành hoạt động của phổi. Trẻ sinh ra trong tình trạng này cần phải được hỗ trợ thở cho đến khi phổi của bé trưởng thành và có thể hoạt động bình thường. Suy hô hấp cũng có thể hình thành khi thai nhi không được sinh ra sớm.

Tóm lại, mẹ bị tiểu đường sinh con có bị tiểu đường không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, qua những thông tin trên chắc mẹ cũng biết bị tiểu đường khi mang thai nếu không được kiểm soát tốt thì thai nhi sẽ gặp phải nhiều vấn đề đến sức khỏe, nguy cơ mắc tiểu đường sau sinh cũng lớn hơn những trường hợp bình thường.

Góc giải đáp: Mẹ bị tiểu đường sinh con có bị tiểu đường không? 3
Mẹ bị tiểu đường sinh con có bị tiểu đường không? 

Làm gì để mẹ bầu bị tiểu đường có thai kỳ khỏe mạnh?

Những chị em phụ nữ bị tiểu đường đang mang thai hoặc mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần chăm sóc bản thân thật tốt để hạn chế những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra đối với mẹ và thai nhi. Cụ thể:

  • Xây dựng cho mình một chế độ ăn hợp lý, cân bằng dinh dưỡng và đảm bảo kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
  • Chú ý kiểm soát tình trạng tăng cân, chỉ nên để cân nặng tăng ở mức vừa phải.
  • Tập thể dục mỗi ngày, có thể chọn những bài tập nhẹ nhàng như thiền, yoga.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, hợp lý.
Góc giải đáp: Mẹ bị tiểu đường sinh con có bị tiểu đường không? 4
Tập thể dục nhẹ nhàng giúp nâng cao sức khỏe mẹ bầu

Bị tiểu đường khi mang thai gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu đang mang thai cần chăm sóc bản thân thật tốt, khám thai định kỳ, thường xuyên để sớm phát hiện ra những bất thường và tìm hướng giải quyết nếu có. Bài viết của Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ cho bạn kiến thức liên quan đến câu hỏi “Mẹ bị tiểu đường sinh con có bị tiểu đường không?”. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt trong hành trình chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin