Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng do nhiều tác nhân gây ra như vi khuẩn, virus, xoắn khuẩn, ký sinh trùng… Bệnh lý này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí là tử vong. Vậy nguyên nhân gây nhiễm trùng thần kinh trung ương là gì?
Nguyên nhân gây nhiễm trùng thần kinh trung ương khá đa dạng. Mặc dù bệnh có thể được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, tuy nhiên bệnh dễ chuyển biến nặng và để lại di chứng về sau cho người bệnh. Vậy triệu chứng của nhiễm trùng thần kinh trung ương là gì? Phương pháp điều trị căn bệnh này như thế nào?
Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương là một tình trạng sức khỏe nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời. Do đó, bác sĩ cần tiến hành các bước chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng cũng như cận lâm sàng để nhanh chóng xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Một số dấu hiệu và triệu chứng mà người bệnh thường gặp khi bị nhiễm trùng thần kinh trung ương là:
Bên cạnh đó, việc chẩn đoán nhiễm trùng thần kinh trung ương còn dựa trên một số xét nghiệm khác như thăm khám lâm sàng, chụp X-quang lồng ngực, thực hiện các xét nghiệm cần thiết…
Hầu hết những biến chứng của tình trạng nhiễm trùng thần kinh trung ương có nguy cơ gây tử vong cao và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, việc đưa ra chẩn đoán chính xác và tìm ra nguyên nhân gây bệnh để điều trị kịp thời là điều rất cần thiết. Vậy nguyên nhân gây nhiễm trùng thần kinh trung ương là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng thần kinh trung ương. Các tác nhân đó bao gồm virus, vi khuẩn, xoắn khuẩn, nấm, ký sinh trùng… gây ra một số bệnh lý như:
Khi có bằng chứng nghi ngờ nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, bác sĩ sẽ tiến hành các bước chẩn đoán nhằm xác định nguyên nhân đặc hiệu. Các bước chẩn đoán thường bao gồm:
Chắc hẳn bạn đọc đã nắm được các nguyên nhân gây nhiễm trùng thần kinh trung ương. Đây là một bệnh lý nguy hiểm gặp ở cả người lớn và trẻ em. Phương pháp điều trị nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương chủ yếu là điều trị triệu chứng và chăm sóc hỗ trợ, cụ thể như sau:
Lúc này, bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp giúp tăng thông khí, truyền tĩnh mạch thật nhanh Manitol với liều lượng từ 25 - 50g.
Ngoài ra, người bệnh cần được dẫn lưu dịch não tủy thông qua Catheter vào não thất với mục đích kiểm soát các dấu hiệu phù não cũng như tăng áp lực nội sọ.
Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng Dexamethason với liều 4mg/lần/4 - 6 giờ nhằm làm giảm phù não.
Đối với trường hợp viêm màng não mủ gây ra nhiễm trùng thần kinh trung ương thì người bệnh cần phải điều trị kháng sinh ngay tức thì.
Việc sử dụng kháng sinh điều trị cần đảm bảo phù hợp với từng loại vi khuẩn, áp dụng theo phác đồ và theo từng độ tuổi cho đến khi xác định được loại vi khuẩn gây bệnh.
Thời gian điều trị kháng sinh sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu tác nhân gây bệnh là do H.influenzae hoặc não mô cầu thì cần điều trị kháng sinh trong 7 ngày, do phế cầu thì cần điều trị từ 10 - 14 ngày, do L.monocytogenes cần điều trị từ 14 - 21 ngày và 21 ngày là thời gian điều trị kháng sinh nếu do trực khuẩn gram (-).
Trong điều trị áp xe não sẽ bao gồm dẫn lưu (có thể hút hoặc mở ổ áp xe) kết hợp với sử dụng kháng sinh phù hợp cho từng loại vi khuẩn phân lập trong khoảng thời gian từ 3 - 4 tuần.
Phác đồ điều trị thường bao gồm thuốc Metronidazol với liều 500mg, tiêm theo đường tĩnh mạch 8 giờ/lần và kết hợp cùng với thuốc Ceftriaxone 2g/lần/12 giờ hoặc tiêm tĩnh mạch Ceftizoxim 2g/lần/8 giờ.
Tuy nhiên, với ổ áp xe có kích thước dưới 2cm và không thể dẫn lưu được hoặc việc dẫn lưu sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng thần kinh thì nên điều trị bằng kháng sinh trong vòng 6 - 8 tuần, không kèm theo dẫn lưu.
Tóm lại, nhiễm trùng thần kinh trung ương là tình trạng sức khỏe nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong cao và làm tăng gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội. Theo số liệu nghiên cứu cho thấy nguyên nhân gây nhiễm trùng thần kinh trung ương ở Việt Nam chủ yếu là do virus như virus Dengue, virus viêm não Nhật Bản, virus Herpes simplex... Do đó, việc dự phòng bệnh bằng cách tiêm phòng vacxin đầy đủ, điều trị thích hợp là biện pháp tốt nhất nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như cả cộng đồng.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.