Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiễm trùng là một tình trạng đã quá quen thuộc với chúng ta, nhưng hội chứng nhiễm trùng chắc hẳn là một thuật ngữ còn khá xa lạ. Vì thế, trong bài viết hôm nay nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn từng bước tiếp cận và khám phá sâu hơn về hội chứng này nhé!
Các hội chứng nhiễm trùng khác biệt về mặt lâm sàng thường có thể do một số sinh vật khác nhau gây ra. Tùy thuộc vào từng loại vi sinh vật liên quan mà xác định được căn nguyên gây bệnh và phân tích được các biểu hiện cụ thể. Tất cả nội dung đó sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây, mời bạn cùng theo dõi.
Hội chứng nhiễm trùng không phải là một bệnh cụ thể nào đó. Nó là một tập hợp các dấu hiệu và triệu chứng có mối tương quan của nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau. Theo đó, nhiều sinh vật sống trong và trên cơ thể chúng ta. Chúng thường vô hại hoặc thậm chí là hữu ích. Nhưng trong những điều kiện nhất định, một số sinh vật có thể gây bệnh. Chúng có thể gây nhiễm trùng ở một vị trí cố định hoặc cũng có thể đi theo đường máu lan ra khắp cơ thể.
Hội chứng này thường do các rối loạn do sinh vật gây ra, chẳng hạn như virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng:
Chúng ta có thể bị mắc hội chứng này dễ dàng trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày của chúng ta. Bởi vậy, phải thật sự cẩn thận và để ý, đặc biệt phải biết được những con đường lây lan phổ biến sau đây:
Hầu hết những người mắc hội chứng nhiễm trùng đều do tiếp xúc với người hoặc động vật bị nhiễm trùng trước đó:
Bên cạnh đường trực tiếp, các mầm bệnh nhiễm trùng cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc gián tiếp. Bởi chúng ta không thể biết rằng trên các đồ vật chúng ta tiếp xúc hằng ngày có tồn tại sinh vật gây bệnh hay không. Chẳng hạn như tay nắm cửa, các vị trí nơi vệ sinh công cộng…
Vi sinh vật gây bệnh cũng có thể lây nhiễm qua thực phẩm và nước bạn ăn uống hằng ngày. Cơ chế lây truyền này cho phép chúng lây lan sang nhiều người thông qua một nguồn duy nhất. Ví dụ như E. coli là một loại vi khuẩn có trong hoặc trên một số loại thực phẩm như bánh mì kẹp thịt nấu chưa chín hoặc nước ép trái cây chưa tiệt trùng.
Các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào sinh vật gây nhiễm trùng, nhưng thông thường sẽ bao gồm sốt, ho, hắt hơi, mệt mỏi… Các phản ứng trên đều là cách mà hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta đang cố gắng đáp ứng loại bỏ các tác nhân gây bệnh.
Riêng đối với vi khuẩn và virus, làm thế nào để biết được một bệnh là do vi khuẩn hay virus gây nên khi các triệu chứng của chúng đều tương tự nhau? Trong quá tình điều trị, hầu hết các chuyên gia y tế đều sẽ dựa vào sự khác biệt giữa cấu trúc và cách chúng phản ứng với thuốc. Để từ đó có thể đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp.
Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể chúng ta. Những kẻ xâm lược luôn chực chờ và khiến con người mắc bệnh bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và thậm chí là nấm. Tùy thuộc vào từng loại tác nhân gây bệnh, chúng sẽ quyết định lây nhiễm vào bộ phận nào trên cơ thể bạn, cách chúng lây lan và các triệu chứng mà chúng gây ra:
Virus là một ký sinh trùng vô cùng nhỏ có lõi là vật chất di truyền (DNA hoặc RNA). Xung quanh lõi được bao bọc và bảo vệ bởi một lớp vỏ protein.
Khi xảy ra nhiễm virus, đầu tiên chúng sẽ gắn vào tế bào chủ ở một trong số các thụ thể trên bề mặt tế bào. Các thành phần virus mới được tổng hợp sau đó sẽ lắp ráp thành một hạt virus hoàn chỉnh.
Tế bào vật chủ thường chết đi, giải phóng các virus mới và tiếp tục lây nhiễm sang các tế bào vật chủ khác. Mỗi bước nhân bản của nó liên quan đến các enzyme và chất nền khác nhau và tạo cơ hội để can thiệp vào quá trình lây nhiễm. Các loại nhiễm trùng do virus bao gồm:
Vi khuẩn là nhóm sinh vật đơn bào với cấu trúc tế bào đơn giản, không có nhân. Đây là loại vi sinh vật có mặt ở mọi nơi với số lượng cực đông đảo và sức phát triển vô cùng mạnh mẽ.
Khi nhắc đến vi khuẩn, chúng ta thường nghĩ rằng chúng đều là loài vi trùng có hại. Tuy nhiên, nhiều loại vi khuẩn có trong cơ thể có thể góp phần vào việc duy trì sự sống cho con người. Bên cạnh đó, có thể khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và chúng cũng gây ra các tình trạng nhiễm trùng như:
Nhiễm ký sinh trùng là một bệnh lý khá phổ biến do các loại giun, sán, bọ chét, ve, rận… sống ký sinh trong cơ thể người thông qua các đường lây nhiễm như qua đất, da, đường tiêu hóa, từ động vật sang người…
Nếu bị ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ hút máu và các chất dinh dưỡng của con người để tạo điều kiện sinh sôi, phát triển. Theo đó, chúng sẽ gây nên nhiều tác hại như tổn thương gan, não, thận, phổi, suy dinh dưỡng, thiếu máu…
Các bệnh nhiễm trùng do các loại ký sinh trùng có thể kể đến như:
Nấm là nhóm sinh vật dị dưỡng hấp thụ chất hữu cơ bằng cách hoại sinh trên những vật hữu cơ chết hoặc sống ký sinh trên những sinh vật sống khác. Cũng như vi khuẩn, nấm có mặt ở mọi nơi trong môi trường sống.
Mặc dù không phải tất cả loại nấm đều có thể gây bệnh, nhưng khi nấm xâm nhập vào cơ thể, chúng là “kẻ thù” rất khó tiêu diệt. Các bệnh nhiễm trùng thường gặp do nấm là:
Bất cứ ai cũng có thể trở thành đối tượng mắc hội chứng nhiễm trùng. Tình trạng này sẽ có thể xuất hiện ở mọi người và mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Nhưng bạn sẽ có thể dễ mắc bệnh hơn nếu hệ thống miễn dịch của cơ thể không hoạt động bình thường. Điều này thường xảy ra trong một số trường hợp sau:
Bài viết trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến hội chứng nhiễm trùng. Hy vọng rằng đây sẽ là một kiến thức hữu ích dành cho bạn. Cùng theo dõi và bỏ túi thêm nhiều những bài viết khác về sức khỏe nhé!
Xem thêm:
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Vinmec, Medlatec, Hellobacsi
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.