Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Gội đầu đêm có sao không? Thời điểm gội đầu đêm hợp lý?

Ngày 28/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Do cuộc sống bận rộn, không có thời gian gội đầu nên nhiều người thường có thói quen gội khuya. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng việc gội đầu không đúng thời điểm tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại cho sức khỏe. Vậy gội đầu đêm có sao không? Cách gội đầu đúng cách là như thế nào?

Thói quen gội đầu vào ban đêm tưởng chừng vô hại nhưng lại là nguyên nhân gây nên nhiều vấn đề cho sức khỏe. Nếu thắc mắc gội đầu đêm có sao không, hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu những bệnh lý do thói quen tắm gội vào đêm khuya gây ra và thời điểm gội đầu an toàn là lúc nào.

Lợi ích của việc gội đầu

Gội đầu giúp làm sạch và bảo vệ da đầu. Nếu không được gội với tần suất hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng bết dính, tăng tiết dầu và bám bụi bẩn từ môi trường gây ngứa da đầu. Trên da đầu tuyến tiết dầu nằm cạnh chân tóc, sâu bên dưới hạ bì giữ vai trò tiết một lượng dầu thích hợp để bảo vệ da đầu. Tuyến tiết dầu ở những người da dầu hoạt động nhiều hơn nên họ thường có cảm giác bí bách da đầu và luôn muốn gội đầu nhiều lần.

Với hầu hết các loại tóc và da đầu, tần suất gội đầu hợp lý là cách 2 - 3 ngày/lần. Trong trường hợp tóc quá mỏng hoặc da đầu tiết nhiều dầu, nhờn thì có thể gội đầu hàng ngày hoặc cách ngày. Sau khi gội đầu, bạn cần lưu ý lau khô nhẹ nhàng bằng khăn vì lúc này tóc rất yếu và dễ gãy rụng, khi chà xát mạnh có thể làm tóc rụng nhiều hơn và khiến lớp ngoài cùng của tóc bị thô cứng, dễ gãy rụng.

Về thời điểm gội đầu, nhiều người có thói quen gội đầu vào ban đêm hoặc sáng sớm, như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe.

Gội đầu đêm có sao không? Thời điểm gội đầu đêm hợp lý? 1
Gội đầu giúp làm sạch và bảo vệ da đầu, tránh tình trạng bết dính, tăng tiết dầu và bám bụi bẩn

Gội đầu đêm có sao không? Có nguy hại gì không?

Nếu bạn thắc mắc gội đầu đêm có sao không thì hãy tham khảo một số tác hại hoặc bệnh lý rất nguy hiểm do thói quen tắm gội vào đêm khuya gây ra sau đây:

Rụng tóc

Gội đầu vào ban đêm khiến tóc ngày càng yếu và rụng nhiều. Khi ta gội đầu vào đêm khuya, thường hay để tóc còn ẩm qua đêm. Trong lúc gội đầu, chất sừng của tóc vừa co lại và chưa kịp giãn ra thì chúng ta đã đi ngủ, tạo sức nén lớn khiến chất sừng bị tổn thương dần yếu đi và dễ gãy rụng.

Ngứa da đầu

Không làm khô tóc hoặc tóc chưa khô khiến da đầu ẩm ướt, tạo môi trường thích hợp cho các loại nấm da đầu cũng như các loại vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Và nấm da đầu là nguyên nhân gây ngứa da đầu thường xuyên.

Hơn nữa khi chúng ta gãi do ngứa da đầu sẽ khiến da đầu bị tổn thương và các loại nấm và vi khuẩn sẽ càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa khiến gàu càng sinh ra nhiều hơn, tóc rụng nhiều hơn.

Gội đầu đêm có sao không? Thời điểm gội đầu đêm hợp lý? 2
Thói quen gội đầu đêm cũng tạo điều kiện cho nấm da đầu phát triển gây ngứa

Đột quỵ

Tắm gội trễ vào ban đêm lại tiềm ẩn nhiều tác hại nguy hiểm như liệt cơ mặt, đột quỵ, ngừng tim đột ngột. Nguyên nhân là do vào đêm khuya, nhiệt độ xuống thấp dẫn đến sự chênh lệch nhiệt độ. Đặc biệt, khi bạn vừa gội đầu bằng nước nóng với nhiệt độ cao rất dễ khiến cơ thể chưa kịp thích ứng và sốc.

Khi nhiệt độ thấp vào buổi tối, cơ thể tiếp xúc lạnh dẫn đến hệ thần kinh giao cảm hoạt hóa và sự bài tiết catecholamin tăng làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, tăng gánh nặng cho tim. Ngoài ra việc cơ thể trong quá trình tắm và ngâm trong nước lạnh sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bị sốc lạnh, thở dồn dập, tăng thông khí, tăng nhịp tim, từ đó làm huyết áp tăng.

Khi cơ thể chưa kịp thích nghi, những phản ứng trên khiến cho lưu lượng máu tới não bị thay đổi đột ngột. Và khi mạch máu co lại, nguy cơ đột quỵ tăng cao do nhồi máu não hoặc co thắt mạch vành, tạo ra những cơn đau thắt ngực. Nghiêm trọng hơn, bạn có thể bị liệt cơ mặt, bị đột quỵ và tử vong ngay khi tắm.

Đặc biệt, đêm khuya là lúc cơ thể chuẩn bị đến trạng thái nghỉ ngơi nên cơ thể của bạn yếu hơn bình thường. Với những người có tiền sử bệnh về huyết áp, trụy mạch thì khả năng xảy ra các bệnh lý trên là rất lớn. Còn với những người trẻ, khỏe mạnh thì việc gội đầu ban đêm làm máu khó lưu thông tới não nên hay bị đau đầu kinh niên, đau mỏi toàn thân.

Cảm lạnh

Những người hay gội đầu vào ban đêm thường gặp triệu chứng này. Khi tóc còn ướt, chưa khô sẽ khiến lượng nước cùng với một lượng nhiệt lớn ở da đầu bay hơi theo rất lớn làm giảm nhiệt độ của cơ thể, nhất là ở vùng đầu nhạy cảm. Hơn nữa, khi bạn vừa tắm xong lại tiếp xúc với nhiệt độ thấp của môi trường, làm cho mạch máu co lại đột ngột, cơ thể dễ bị cảm lạnh.

Đau đầu kéo dài

Người hay gội đêm dễ bị chứng đau đầu kinh niên. Tóc chưa khô hẳn đã đi ngủ là nguyên nhân làm các mạch máu não lưu thông kém đi, lưu lượng máu lên não thấp khiến cho não hoạt động không như bình thường. Nếu thường xuyên gội đầu vào ban đêm, hoạt động của não bộ bị ứ trệ, dần dần gây ra cơn đau đầu kéo dài. Có một số trường hợp, bạn còn thấy nhức đầu, chóng mặt khi vừa mới thức dậy.

Gội đầu đêm có sao không? Thời điểm gội đầu đêm hợp lý? 3
Người hay gội đêm dễ bị chứng đau đầu kinh niên do tóc chưa khô hẳn đã đi ngủ

Liệt dây thần kinh

Trong các bộ phận của cơ thể, vùng đầu là vùng yếu ớt và nhạy cảm nhất. Do đó khi bạn thường xuyên gội đầu vào ban đêm và đi ngủ khi tóc còn ẩm, chưa khô hẳn sẽ khiến các dây thần kinh bị đột ngột co lại.

Bên cạnh đó, khi mới tắm cơ thể thay đổi nhiệt độ cùng với việc tiếp xúc với nhiệt độ phòng thấp làm cho các mạch máu bị co đột ngột trong khi tốc độ của lưu lượng máu vẫn bình thường khiến các mạch máu dễ bị tắc nghẽn, không cung cấp đủ lượng máu cần thiết cho hệ thống các dây thần kinh trên mặt. Điều này là nguyên nhân gây ra một số hiện tượng như méo miệng, méo mặt, lưỡi tê cứng, hoạt động của vùng mắt và miệng khó khăn,…

Nên gội đầu vào thời điểm nào thì tốt?

Ngoài việc thắc mắc gội đầu đêm có sao không, nhiều người cũng quan tâm đến việc thay đổi thói quen này. Sau đây là những điều bạn nên làm:

  • Không nên gội đầu vào buổi tối, đặc biệt là đêm muộn sau 8 giờ tối. Nếu cần thiết phải gội thì nên nhớ dùng khăn khô để lau tóc rồi sấy tóc cho thật khô, không còn ẩm ướt rồi mới đi ngủ.
  • Tuyệt đối không gội đầu sau 11 giờ đêm vì lúc này cơ thể đi vào trạng thái yên tĩnh để chuẩn bị bắt đầu vào giấc ngủ sâu, do đó cơ thể rất nhạy cảm. Việc gội đầu sau 11 giờ đêm tiềm tàng rất nhiều tác hại cho sức khỏe và mức độ ảnh hưởng đến cơ thể rất nghiêm trọng.
  • Bạn có thể gội đầu, tắm vào buổi tối cỡ 7 - 8 giờ tối. Lưu ý nên tắm bằng nước ấm và nên dội nước nhẹ nhàng để cơ thể và não bộ từ từ tiếp nhận, các mạch máu não có thể thích ứng, co giãn dần. Tránh dội nước đột ngột từ trên đầu xuống với một lực mạnh và lượng nước nhiều vì sẽ khiến cơ thể đột nhiên bị sốc lạnh gây các biến chứng như đột quỵ, liệt dây thần kinh.
  • Để tránh tác động của gió lạnh khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh, nên gội đầu trong phòng kín, không để gió xuyên vào.
  • Tần suất gội đầu lý tưởng và tốt cho sức khỏe là từ 2 - 3 lần/tuần, không nên gội đầu liên tục vì không tốt cho da đầu và ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Nên gội đầu trước hoặc sau khi bạn ăn khoảng 1 - 2 giờ để thức ăn được tiêu hóa ổn định trong dạ dày. Vì khi gội đầu, tắm vào thời điểm mà bạn đang đói quá hoặc no quá sẽ khiến hệ thống tiêu hóa gặp phải các vấn đề như buồn nôn, khó chịu, đau bụng, co thắt dạ dày. 
Gội đầu đêm có sao không? Thời điểm gội đầu đêm hợp lý? 4
Để tránh tác động của gió lạnh khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh, nên gội đầu trong phòng kín

Tóm lại, nếu bạn thắc mắc "Gội đầu đêm có sao không?" thì câu trả lời là: "Không nên làm điều này vì có hại cho sức khỏe". Nếu phải gội đầu đêm, bạn hãy nhớ những lưu ý đã được hướng dẫn trong bài viết để tránh nguy hiểm cho cơ thể.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm