Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hội chứng thực bào máu (HLH) tuy ít gặp nhưng lại rất nguy hiểm. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ em nhưng đôi khi cũng gặp ở người lớn. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hội chứng HLH là gì?
Hội chứng thực bào máu (HLH) - Tên khoa học là Hemophagocytic Lymphohistiocytosis là một rối loạn chưa phổ biến ở Việt Nam nên còn tương đối xa lạ với nhiều người. Tuy không phải tình trạng y tế phổ biến nhưng hội chứng này có mức độ nguy hiểm cao, có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Vậy hội chứng thực bào máu (HLH) xuất phát từ nguyên nhân nào? Triệu chứng và cách điều trị hội chứng HLH ra sao?
Hiện tượng các tế bào miễn dịch tiêu diệt và “nuốt” các yếu tố gây hại cho cơ thể như virus, vi khuẩn, vi nấm,… gọi là thực bào. Đây là hiện tượng bình thường và có lợi cho cơ thể. Nhưng hội chứng thực bào máu (HLH) thì hoàn toàn ngược lại. Đây là một dạng rối loạn hiếm gặp của hệ thống miễn dịch, có thể đe dọa tính mạng người bệnh do tăng đáp ứng viêm quá mức và kéo dài vì cơ thể tạo ra quá nhiều tế bào miễn dịch.
Hội chứng này biểu hiện bởi các rối loạn do các đại thực bào Histiocytes gia tăng quá mức, khiến các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu cũng bị thực bào. Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn người lớn. Theo thống kê, cứ 50 ngàn đến 100 ngàn trẻ sẽ có khoảng 1 trẻ bị mắc bệnh. Tuy tỷ lệ người mắc thấp nhưng hội chứng diễn tiến nhanh với các triệu chứng nặng. Nếu không được kiểm soát kịp thời có thể tiềm ẩn nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh.
Hội chứng thực bào máu (HLH) hiện được chia thành 2 loại:
Hội chứng thực bào máu (HLH) là bệnh lý cấp tính, có tính nguy hiểm cao, cần được điều trị sớm nhất có thể. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Lý do là quá trình viêm mạnh và thực bào các tế bào máu diễn ra có thể làm cho người bệnh rơi vào trạng thái nhiễm khuẩn nặng bạch cầu trong máu giảm mạnh và xuất huyết nặng do tiểu cầu trong máu giảm mạnh. Khi đó, chắc chắn các hệ cơ quan trong cơ thể đều hoạt động kém hiệu quả.
Theo thống kê, ngay cả khi được điều trị tích cực, tỷ lệ tử vong ở người mắc hội chứng này vẫn có thể lên đến 40 - 60%. Bệnh nhân là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và người không đáp ứng với thuốc điều trị có nguy cơ tử vong cao hơn. Vì vậy, để giảm mức độ nghiêm trọng và giảm nguy cơ tử vong, bệnh nên được điều trị ngay khi nghi ngờ.
Hội chứng thực bào máu (HLH) có thể được chẩn đoán nếu có đột biến gen (PRF1, RAB27, STX11, STXBP2, UNC13D, XLP) gây bệnh hoặc có các triệu chứng sau:
Hội chứng thực bào máu (HLH) hiện nay chưa xác định được nguyên nhân một cách đầy đủ và rõ ràng nhất. Nhưng HLH được cho là thường liên quan đến sự rối loạn, mất cân bằng trong hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Điều này khiến các tế bào bạch cầu bị tăng sinh quá mức và các cơ quan nội tạng sưng do. Một số yếu tố được cho là có thể gây ra hoặc làm tăng nguy cơ mắc HLH như:
Việc điều trị hội chứng thực bào máu (HLH) cần tuân theo nguyên tắc chung là cần đánh giá bệnh nhân một cách toàn diện trước khi điều trị. Sau đó, cần chẩn đoán một cách chính xác xem người bệnh mắc hội chứng thực bào nguyên phát hay thứ phát.
Tùy từng trường hợp và nguyên nhân cụ thể, bác sĩ mới xây dựng được phác đồ điều trị bệnh hiệu quả và phù hợp nhất. Nếu bệnh nhân mắc hội chứng thực bào thứ phát, cần ưu tiên điều trị nguyên nhân trước hoặc điều trị nguyên nhân song song với điều trị theo phác đồ. Và nguyên tắc cuối cùng, điều trị hội chứng thực bào máu cần tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ đã được xây dựng.
Phương pháp điều trị cụ thể như sau:
Hội chứng thực bào máu (HLH) hiếm gặp nhưng thực sự nguy hiểm. Vì vậy, khi có bất triệu chứng nào dù là mờ nhạt nhất, chúng ta cũng nên đi khám chuyên khoa huyết học cẩn thận.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.