Huyết áp thấp có uống được quả la hán không? Các loại trà tốt cho người hạ huyết áp
Ngày 08/08/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Quả la hán là thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch và bồi bổ sức khỏe. Vậy những người huyết áp thấp có uống được quả la hán không? Đối với những người bị huyết áp thấp, việc sử dụng quả la hán cần được lưu ý vì có thể làm hạ huyết áp hơn. Để ngăn ngừa nguy cơ này, người bệnh phải sử dụng đúng cách và liều lượng để quả la hán mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Một số loại trà có hiệu quả trong việc ổn định huyết áp. Vậy người bị huyết áp thấp có uống được quả la hán không? Bài viết dưới đây sẻ giải đáp vấn đề này đồng thời gợi ý một số loại trà tốt cho huyết áp thấp để bạn tham khảo.
Bệnh huyết áp thấp là gì?
Trước khi tìm hiểu huyết áp thấp có uống được quả la hán không thì bạn cần biết bệnh huyết áp thấp là gì và dấu hiệu như thế nào. Khi tim bơm máu, nhờ vào một lực đẩy mà máu được đưa vào động mạch, lực đẩy này được gọi là huyết áp. Huyết áp thấp là một bệnh tim mạch, khi huyết áp đo được dưới 90/60 mmHg, trong đó huyết áp tâm trương < 60 mmHg hoặc huyết áp tâm thu < 90 mmHg.
Huyết áp thấp được chia thành hai loại:
Huyết áp sinh lý: Do yếu tố gia đình hoặc sống ở vùng núi cao.
Huyết áp bệnh lý: Do suy giảm chức năng của gan, thận, tim hoặc suy giảm hoạt động của tuyến giáp, do hệ thần kinh tự chủ của cơ thể không thể tự điều chỉnh.
Dấu hiệu nhận biết người huyết áp thấp
Nhiều người cho rằng huyết áp thấp không nguy hiểm bằng huyết áp cao. Nhưng trên thực tế, huyết áp thấp khiến người bệnh gặp phải những triệu chứng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống như:
Chóng mặt: Xảy ra khi thay đổi vị trí đứng, ngồi, nằm đột ngột. Lúc này, người bệnh có cảm giác quay cuồng.
Nhức đầu hoặc mê sảng: Khi não làm việc với cường độ cao, cơn đau đầu sẽ tăng lên. Mức độ cơn đau ở mỗi người là khác nhau.
Ngất xỉu: Khi huyết áp tụt quá nghiêm trọng, bệnh nhân có thể gặp triệu chứng ngất xỉu, nếu không can thiệp kịp thời có thể rơi vào tình trạng ngất đột ngột và gây ra các chấn thương khác nguy hiểm hơn.
Giảm tập trung: Huyết áp thấp khiến lượng máu cung cấp lên não không đủ khiến các tế bào não không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng dẫn đến giảm khả năng tập trung ở người huyết áp thấp.
Da nhợt nhạt: Khi huyết áp thấp, chân tay thường tê và lạnh do cơ thể không được tưới máu và cung cấp oxy khiến thân nhiệt giảm, da xanh xao.
Mờ mắt: Người bị huyết áp thấp sẽ có dấu hiệu giảm thính giác, giảm thị lực. Rất nguy hiểm khi đột ngột mờ mắt khi đang đi đường.
Mệt mỏi: Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi về tinh thần do rối loạn chức năng hệ thần kinh.
Buồn nôn: Cảm giác buồn nôn.
Nhịp tim nhanh, thở gấp, nông: Huyết áp thấp dẫn đến cơ thể bị thiếu oxy khiến tim và phổi phải hoạt động dẫn đến nhịp tim nhanh, thở gấp.
Công dụng của quả la hán
Chất chống oxy hoá
Quả la hán chứa nhiều mogrosides (chất tạo ngọt tự nhiên) có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, làm chậm quá trình lão hóa, bảo vệ tế bào cơ thể khỏi các gốc tự do và ngăn ngừa bệnh tật.
Phòng ngừa tiểu đường
Nhiều người cũng băn khoăn không biết là la hán quả tiểu đường uống được không? Vị ngọt tự nhiên của quả la hán có thể thay thế đường khi chế biến một số món ăn, thức uống nên phù hợp cho người béo phì, tiểu đường. Người bình thường dùng thường xuyên cũng giảm nguy cơ mắc các bệnh này.
Thanh nhiệt, chữa táo bón, giải nhiệt cơ thể
Quả la hán thường được dùng nấu nước uống giải nhiệt hoặc chữa táo bón. Hơn nữa, loại quả này cũng có đặc tính chống viêm, giảm sưng và đau ở vùng bị tổn thương.
Phòng ngừa ung thư
Chất chống oxy hóa trong la hán quả có khả năng ức chế sự phát triển của các khối u, ngăn ngừa các tế bào ung thư. Mặc dù bệnh nhân ung thư nên hạn chế đường nhưng chất ngọt của quả la hán là chất ngọt tự nhiên nên không gây hại cho người bị ung thư.
Huyết áp thấp có uống được quả la hán không?
Quả la hán chủ yếu có tác dụng thanh nhiệt, bồi bổ cơ thể. Người huyết áp thấp có thể sử dụng loại quả này nhưng người huyết áp thấp kèm theo thể lạnh (cơ thể gầy yếu, sợ lạnh, chán ăn, sắc mặt xanh xao, mạch chậm, thường xuyên mệt mỏi, ra ít mồ hôi, bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu hơi thấp, huyết sắc tố, mỡ máu và đường huyết thấp) thì không nên dùng quả la hán.
Các loại trà tốt cho người huyết áp thấp
Ngoài nước quả la hán, người huyết áp thấp có thể sử dụng các loại nước sau:
Sữa hạnh nhân: Sữa hạnh nhân có tác dụng kích thích tuyến thượng thận, điều hòa huyết áp. Người bị huyết áp thấp nên uống sữa hạnh nhân để kiểm soát các triệu chứng bệnh. Bạn có thể tự làm sữa hạnh nhân từ hạt khô tại nhà. Cách thực hiện rất đơn giản, ngâm 5 - 6 quả hạnh nhân qua đêm, sau đó bóc vỏ và xay mịn để pha với sữa. Tốt nhất nên uống vào buổi sáng để cơ thể hấp thụ dễ dàng.
Đồ uống chứa caffeine: Trà xanh hoặc cà phê có thể làm tăng huyết áp tạm thời. Hàm lượng caffein có khả năng kích thích hệ thống tim mạch và làm tăng nhịp tim, kích thích tuyến thượng thận tiết ra hormone. Nếu bạn đột nhiên bị tụt huyết áp thì một ly cà phê chính là giải pháp hoàn hảo.
Trà gừng: Các thành phần dinh dưỡng trong gừng giúp lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giảm các triệu chứng huyết áp thấp. Trà gừng không chỉ phù hợp với những người bị huyết áp thấp mà còn phù hợp với những trường hợp bị tụt huyết áp đột ngột.
Trà hoa tam thất: Trong hoa tam thất có chứa hoạt chất Rb1 và Rb2 giúp thanh nhiệt, giải độc, hạ mỡ máu, giảm cholesterol toàn phần và quan trọng hơn hết là điều hòa huyết áp. Bệnh nhân huyết áp thấp chỉ cần uống 3 - 5g hoa tâm thất mỗi ngày để ngăn ngừa hạ huyết áp.
Trà giảo cổ lam: Đây là loại trà thảo mộc có tác dụng ổn định huyết áp, vừa có tác dụng với bệnh nhân cao huyết áp, vừa có tác dụng với bệnh nhân huyết áp thấp.
Trà nhân sâm linh chi: Là sự kết hợp của hai loại thảo dược quý hiếm là linh chi và nhân sâm. Nấm linh chi có chứa ergosterol, lysozyme, protease, acid hữu cơ cùng với saponin có trong nhân sâm có tác dụng ổn định huyết áp hiệu quả, chống co thắt, cải thiện tuần hoàn máu. Người bệnh có thể sử dụng 2 phần nấm linh chi và 1 phần nhân sâm, đun với nước sôi, dùng thay nước uống hàng ngày.
Trà cam thảo: Được coi là thần dược giúp ổn định huyết áp vì có chứa các hợp chất ức chế hoạt động của enzyme chịu trách nhiệm phân hủy cortisol, hỗ trợ chức năng tuyến thượng thận và điều hòa huyết áp.
Nước lá đinh lăng: Lá đinh lăng là vị thuốc quý trong Đông y, có công dụng điều trị bệnh huyết áp thấp. Bạn có thể sử dụng lá đinh lăng hỗ trợ tình trạng huyết áp thấp của mình. Tuy nhiên, không nên lạm dụng vì có thể khiến người bệnh mệt mỏi, chóng mặt,...
Bài viết trên đây đã giải thích huyết áp thấp có uống được quả la hán không? Người bị huyết áp thấp đơn thuần có thể sử dụng quả la hán bình thường, tuy nhiên nếu người bệnh kèm theo các triệu chứng khác như người thể hàn, cơ thể suy yếu, mạch chậm thì không nên sử dụng.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.