Tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền. Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, bác sĩ luôn giúp đỡ người bệnh, mang những kiến thức và kinh nghiệm để chia sẻ với mọi người, góp phần nâng cao hiểu biết về sức khỏe cho cộng đồng.
Bệnh mạn tính là bệnh tiến triển dần dần và kéo dài trên 3 tháng. Trong đó viêm khớp mạn tính là tình trạng rất phổ biến ở người từ tuổi trung niên trở lên. Bệnh lý viêm khớp mạn tính gây đau các khớp trong thời gian dài và thường xuyên tái đi tái lại làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống cũng như khả năng vận động của người mắc. Biết thêm thông tin liên quan về bệnh viêm khớp mạn tính là rất cần thiết và hữu ích cho bạn và người thân trong tương lai.
Nội dung chính
Tìm hiểu chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Nguy cơ
Phương pháp chẩn đoán & điều trị
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa
Nội dung chính
Tìm hiểu chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Nguy cơ
Phương pháp chẩn đoán & điều trị
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa
Tìm hiểu chung viêm khớp mạn tính
Bệnh viêm khớp mạn tính là gì?
Khớp là nơi hai xương gặp nhau, chẳng hạn như khuỷu tay hoặc đầu gối của bạn. Từ "mạn tính" ý chỉ thời gian kéo dài trên 3 tháng hoặc 6 tháng. Vì thế viêm khớp mạn tính được hiểu là tình trạng viêm tại các khớp bất kỳ kéo dài trên 3 tháng. Có nhiều loại viêm khớp khác nhau với các nguyên nhân và cách điều trị khác nhau. Ở một số loại, các cơ quan khác, chẳng hạn như mắt, tim hoặc da của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng. Các triệu chứng phổ biến của viêm khớp bao gồm đau, đỏ, nóng và sưng ở khớp của bạn.
Triệu chứng viêm khớp mạn tính
Những triệu chứng của bệnh viêm khớp mạn tính
Các loại viêm khớp khác nhau có các triệu chứng khác nhau. Chúng có thể nhẹ ở một số người và nghiêm trọng ở những người khác. Sự khó chịu ở khớp có thể đến rồi đi hoặc có thể kéo dài liên tục. Các triệu chứng thường gặp có thể kể đến là:
Đau các khớp;
Đỏ, sưng tấy;
Nóng tại các khớp;
Vận động bị hạn chế.
Các triệu chứng có thể kéo dài trên 3 tháng thì gọi là bệnh lý viêm khớp mạn tính.
Tác động của viêm khớp mạn tính đối với sức khỏe
Đau kéo dài là triệu chứng thường xuyên và gây khó chịu cho người mang bệnh. Viêm khớp nặng ở vai, khủy tay hay ngón tay làm bạn khó thực hiện các hoạt động hằng ngày. Viêm khớp chịu trọng lượng như cột sống hay khớp gối, khớp háng có thể khiến bạn không thể đi lại thoải mái hoặc ngồi thẳng. Trong một số trường hợp, các khớp có thể mất dần hình dạng và liên kết.
Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm khớp mạn tính
Biến dạng khớp, dính khớp, mất khả năng vận động của khớp là các biến chứng có thể gặp ở bệnh nhân viêm khớp mạn tính.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn bị viêm khớp, điều quan trọng là bác sĩ phải chẩn đoán loại viêm khớp mà bạn mắc phải để có thể điều trị thích hợp. May mắn thay, các phương pháp điều trị hiện tại cho phép hầu hết những người bị viêm khớp có cuộc sống năng động và hiệu quả.
Nguyên nhân viêm khớp mạn tính
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp mạn tính
Hai loại viêm khớp mạn tính phổ biến hơn cả là thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác nhưng ít phổ biến hơn.
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất ở những người cao tuổi. Thoái hóa khớp liên quan đến tổn thương hao mòn sụn khớp - lớp phủ hơi cứng và trơn ở đầu xương nơi chúng tạo thành khớp. Sụn giúp đệm các đầu xương và cho phép khớp chuyển động gần như không có ma sát, nhưng khi tổn thương đủ nặng dẫn đến xương mài trực tiếp vào xương, gây đau và hạn chế cử động. Sự hao mòn này có thể xảy ra trong nhiều năm hoặc có thể tăng nhanh do chấn thương khớp hoặc nhiễm trùng. Nếu sụn trong khớp bị tổn thương nghiêm trọng, lớp lót khớp có thể bị viêm và sưng lên.
Viêm khớp dạng thấp
Trong bệnh viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công lớp lót của bao khớp, một lớp màng cứng bao bọc tất cả các bộ phận của khớp. Lớp lót này (màng hoạt dịch) bị viêm và sưng lên. Quá trình bệnh cuối cùng có thể phá hủy sụn và xương trong khớp.
Viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến là một dạng viêm khớp liên quan đến hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Ngoài biểu hiện tại khớp bệnh còn biểu hiện ở da.
Viêm khớp gout
Bệnh gút (gout) là một dạng viêm khớp phổ biến gây đau đớn nhiều cho người mắc. Khớp thường bị ảnh hưởng nhất là khớp ngón chân cái. Các cơn gút lặp đi lặp lại có thể dẫn đến viêm khớp do gút, một dạng viêm khớp nặng hơn.
Viêm khớp do Lupus
Gần như tất cả các khớp có thể bị ảnh hưởng bởi Lupus, nhưng thường gặp nhất là ở bàn tay và đầu gối. Các cấu trúc quanh khớp có thể bị viêm dẫn đến viêm gân, viêm bao gân và đứt gân. Hoại tử vô mạch (AVN) cũng xảy ra gây đau khớp và tàn tật, điển hình là ở các khớp lớn hơn như hông và đầu gối.
Các nguyên nhân nào có thể gây ra bệnh viêm khớp mạn tính?
Các nguyên nhân và tình trạng bệnh lý có thể gây ra bệnh viêm khớp mạn tính có thể là:
Thoái hóa khớp;
Viêm khớp dạng thấp;
Viêm khớp vảy nến;
Viêm khớp gout;
Viêm khớp do lupus.
Giới tính có phải là một yếu tố nguy cơ của bệnh viêm khớp mạn tính không?
Phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hơn nam giới, trong khi hầu hết đối tượng mắc bệnh gout - một loại viêm khớp khác lại thường là nam giới. Cả 2 tình trạng này đều là những biểu hiện của viêm khớp mạn tính.
Có thể chẩn đoán bệnh viêm khớp mạn tính bằng cách nào?
Để chẩn đoán viêm khớp mạn tính, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tìm hiểu xem đau khớp ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh như thế nào. Sau đó người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện thăm khám lâm sàng, kiểm tra hình ảnh học, ví dụ như chụp X-quang, MRI hoặc siêu âm và sinh hóa máu để xác định tình trạng viêm.
Viêm khớp mạn tính có thể được chữa khỏi hoàn toàn không?
Không có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp, nhưng có những phương pháp điều trị có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng này. Kế hoạch điều trị của bạn sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các triệu chứng của nó và sức khỏe tổng thể của bạn.
Các phương pháp thay đổi lối sống mà bạn có thể thực hiện nếu bị viêm khớp mạn tính là gì?
Các phương pháp thay đổi lối sống có thể bao gồm:
Giảm cân;
Tập thể dục đều đặn;
Hoạt động và nghỉ ngơi luân phiên một cách hợp lý;
Sử dụng các thiết bị hỗ trợ, ví dụ như gậy hoặc nạng để giúp giảm căng thẳng cho khớp.
Hỏi đáp (0 bình luận)