Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Khoa truyền nhiễm gồm những bệnh gì?

Ngày 28/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh truyền nhiễm với khả năng lây lan mạnh có nguy cơ tạo thành dịch, chủ yếu do các tác nhân từ vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng gây ra. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thế nào là bệnh truyền nhiễm và khoa truyền nhiễm gồm những bệnh gì nhé.

Khoa truyền nhiễm là một lĩnh vực y học chuyên sâu, tập trung vào việc nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền. Với sự phát triển của y học hiện đại, khoa truyền nhiễm không chỉ chú trọng vào việc điều trị mà còn đặt nặng vai trò của việc phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh. Vậy, bạn đã biết khoa truyền nhiễm gồm những bệnh gì chưa?

Bệnh truyền nhiễm là gì?

Bệnh truyền nhiễm là những bệnh do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm,... gây ra và có thể lây lan từ người sang người hoặc từ động vật sang người. Những bệnh này có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, có thể dẫn đến các đợt bùng phát dịch quy mô lớn và thường diễn biến qua các giai đoạn: Ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và phục hồi.

Bệnh truyền nhiễm là một trong những nguyên nhân chính gây gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu, ảnh hưởng nặng nề đến hệ thống y tế công cộng và nền kinh tế thế giới. Theo thống kê, các bệnh truyền nhiễm đã làm cho hơn 9 triệu người tử vong, trong đó nhiễm trùng đường hô hấp dưới, bệnh tiêu chảy, HIV/AIDS, sốt rét và lao là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Vậy cùng nhau tìm hiểu khoa truyền nhiễm gồm những bệnh gì?

Khoa truyền nhiễm gồm những bệnh gì?

Một số các bệnh truyền nhiễm bao gồm:

  • Bệnh bại liệt;
  • Bệnh cúm A/H5N1;
  • Bệnh dịch hạch;
  • Bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola, Lassa hoặc Marburg;
  • Bệnh sốt Tây sông Nile;
  • Bệnh sốt vàng;
  • Bệnh sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue;
  • Bệnh sốt rét;
  • Bệnh sốt phát ban;
Khoa truyền nhiễm gồm những bệnh gì? 1
Khoa truyền nhiễm gồm những bệnh gì?
  • Bệnh sốt do Rickettsia;
  • Bệnh sốt mò;
  • Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Hanta;
  • Bệnh tả;
  • Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do vi rút (HIV/AIDS);
  • Bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do vi rút;
  • Bệnh lao phổi;
  • Bệnh bạch hầu;
  • Bệnh sởi;
  • Bệnh tay-chân-miệng;
  • Bệnh cúm;
  • Bệnh dại;
  • Bệnh ho gà;
  • Bệnh lỵ Amip;
  • Bệnh lỵ trực trùng;
  • Bệnh than;
  • Bệnh thương hàn;
  • Bệnh thủy đậu;
  • Bệnh uốn ván;
  • Bệnh Rubella;
  • Bệnh viêm gan vi rút;
  • Bệnh viêm màng não do não mô cầu;
  • Bệnh viêm não do vi rút;
  • Bệnh xoắn khuẩn vàng da;
  • Bệnh tiêu chảy do Rotavirus;
  • Bệnh giang mai;
  • Bệnh lậu;
  • Bệnh mắt hột;
Khoa truyền nhiễm gồm những bệnh gì? 2
Bệnh mắt hột do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra
  • Các bệnh do giun gây ra;
  • Bệnh sán dây;
  • Bệnh sán lá gan;
  • Bệnh sán lá phổi;
  • Bệnh sán lá ruột;
  • Bệnh Nocardia;
  • Bệnh phong;
  • Bệnh do Chlamydia;
  • Bệnh do nấm Candida albicans;
  • Bệnh do vi rút Cytomegalo;
  • Bệnh do vi rút Herpes;
  • Bệnh do Trichomonas;
  • Bệnh do liên cầu lợn ở người;
  • Bệnh do vi rút Adeno;
  • Bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm;
  • Bệnh viêm miệng, viêm họng, viêm tim do vi rút Coxsackie;
  • Bệnh viêm ruột do Giardia;
  • Bệnh viêm ruột do Vibrio Parahaemolyticus.

Bệnh truyền nhiễm có đặc điểm gì?

Với sự tiến bộ của y khoa, con người đã có thể hiểu rõ ràng hơn về mọi vấn đề liên quan đến bệnh lây nhiễm. Đặc điểm chung của bệnh lây nhiễm:

  • Bệnh truyền truyền sang người lành thông qua nhiều con đường khác nhau.
  • Bệnh do vi sinh vật gây ra. Mỗi bệnh thường do một loại mầm bệnh nhất định, nhưng cũng có trường hợp bệnh do hai hoặc nhiều mầm bệnh gây ra.
  • Bệnh có thể lây qua một hoặc nhiều con đường khác nhau.
  • Bệnh phát triển theo từng giai đoạn và diễn ra kế tiếp nhau.
  • Cơ thể sau khi mắc bệnh sẽ có đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào (miễn dịch bảo vệ).

Những giai đoạn của bệnh lây nhiễm

Những căn bệnh truyền nhiễm thường phát triển qua nhiều giai đoạn:

  • Thời kỳ ủ bệnh: Đa số người bệnh sẽ không có triệu chứng gì. Thời kỳ này phụ thuộc vào từng loại bệnh, số lượng và độc tính của mầm bệnh, cũng như sức đề kháng của cơ thể mỗi người.
  • Thời kỳ khởi phát: Bắt đầu xuất hiện một số dấu hiệu của bệnh nhưng chưa nặng. Bệnh có thể khởi phát đột ngột hoặc từ từ.
  • Thời kỳ toàn phát: Bệnh phát triển nặng nhất với đầy đủ các dấu hiệu. Các biến chứng thường xuất hiện trong thời kỳ này.
  • Thời kỳ bệnh được đẩy lùi: Nhờ sự chống đỡ của cơ thể và hoạt động điều trị, mầm bệnh hoặc độc tố dần được loại trừ ra ngoài cơ thể. Những dấu hiệu của bệnh trong giai đoạn toàn phát cũng dần mất đi.
  • Thời kỳ hồi phục: Sau khi độc tố và mầm bệnh đã được loại bỏ, các tổn thương tại các cơ quan sẽ hồi phục. Thời điểm này chỉ còn lại một vài rối loạn nhỏ, tuy nhiên bệnh nhân vẫn cần được theo dõi vì có thể có nguy cơ tái phát.

Làm sao để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm?

Ngoài thắc mắc khoa truyền nhiễm gồm những bệnh gì, nhiều người còn chưa biết cách phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.

Tiêm ngừa

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm, bao gồm cả những bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong. Việc tiêm vắc xin giúp cơ thể phát triển miễn dịch mà không phải mắc bệnh trước đó, từ đó giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh trong cộng đồng.

Khoa truyền nhiễm gồm những bệnh gì? 3
Tiêm chủng để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm

Vệ sinh cá nhân

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, là phương pháp để loại bỏ vi khuẩn và virus. Ngoài ra, việc tắm rửa thường xuyên và thay quần áo hàng ngày cũng giúp duy trì vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa sự lây lan của virus và vi khuẩn gây bệnh.

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, cần rửa sạch hoa quả và rau củ trước khi ăn, nấu chín thật kỹ các loại thịt và bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp. Đồng thời, tránh sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc và những sản phẩm đã bị ôi thiu.

Đời sống tình dục an toàn

Quan hệ tình dục an toàn bao gồm việc sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su trong quan hệ tình dục. Điều này giúp giảm nguy cơ lây truyền các bệnh qua đường tình dục như HIV/AIDS, bệnh lậu và giang mai, bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu sự lan truyền của các căn bệnh này trong cộng đồng.

Phòng tránh các côn trùng

Để đề phòng các loại muỗi và côn trùng có thể truyền bệnh như sốt xuất huyết, Zika,... nên sử dụng các biện pháp như màn chống muỗi, kem chống muỗi và xịt côn trùng.

Giữ môi trường sống sạch sẽ

Việc duy trì vệ sinh nhà cửa sạch sẽ không chỉ bao gồm loại bỏ nước đọng, môi trường sinh sản của muỗi, mà còn bao gồm cách xử lý rác thải một cách đúng cách. Những biện pháp này không chỉ giúp giảm bớt nguy cơ phát sinh các bệnh truyền nhiễm mà còn ngăn chặn sự lây lan của chúng trong cộng đồng, bảo vệ sức khỏe của mọi người.

Khoa truyền nhiễm gồm những bệnh gì? 4
Giữ môi trường sống sạch sẽ giảm bớt nguy cơ phát sinh các bệnh truyền nhiễm

Bị mắc bệnh truyền nhiễm nên làm gì?

Hầu hết các bệnh truyền nhiễm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi mắc phải bệnh truyền nhiễm, người bệnh nên thực hiện những biện pháp sau đây để tăng cơ hội phục hồi:

  • Được chẩn đoán bệnh kịp thời ngay khi có nghi ngờ về các triệu chứng.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc.
  • Tránh tự ý mua thuốc hoặc sử dụng các phương pháp điều trị chưa được kiểm chứng.
  • Chăm sóc bản thân và duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ quá trình phục hồi.
  • Tuân thủ các quy định về cách ly nếu cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
  • Cung cấp hỗ trợ tâm lý cho người bệnh để giảm bớt sự lo lắng và tăng cường tinh thần trong quá trình điều trị.

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc khoa truyền nhiễm gồm những bệnh gì. Khoa truyền nhiễm không chỉ nghiên cứu mà còn đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin