Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lồng ruột ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện kịp thời. Vậy dấu hiệu nhận biết trẻ bị lồng ruột là gì và cách xử lý như thế nào để phòng ngừa biến chứng?
Bệnh lồng ruột ở trẻ em khiến các mạch máu nuôi ruột bị tắc nghẽn không cung cấp đủ dưỡng chất cho phần ruột bị lồng, dẫn đến hoại tử và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Việc nắm được các biểu hiện của bệnh sẽ giúp bố mẹ chủ động hơn trong việc đưa trẻ đi khám và can thiệp kịp thời.
Lồng ruột ở trẻ em là tình trạng xảy ra khi một đoạn ruột bị lồng vào lòng của đoạn ruột kế cận. Bệnh thường phổ biến nhất ở trẻ từ 4 - 9 tháng tuổi, nhất là những trẻ bụ bẫm. Theo thống kê, bé trai có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với bé gái, tỷ lệ chiếm đến 70% các trường hợp.
Nguyên nhân chính xác gây lồng ruột ở trẻ vẫn chưa được xác định rõ, nhưng có một số yếu tố có thể tăng nguy cơ như kích thước của hồi tràng bị mất cân đối so với van hồi manh tràng, viêm hạch mạc treo ruột, viêm nhiễm ở ruột, dính ruột, có polyp hoặc khối u ở ruột, sẹo tổn thương ở ruột hoặc sau viêm đường hô hấp.
Bệnh lồng ruột sẽ khiến thức ăn bị tắc nghẽn và ứ trệ ở phía trên khối lồng, gây ra hiện tượng tắc ruột hoặc bán tắc ruột. Hơn nữa, các đoạn ruột luôn có các mạch máu nuôi dưỡng đi kèm nên khi bị lồng ruột sẽ khiến các mạch máu bị tắc nghẽn theo. Đoạn ruột bị tắc sẽ nhanh chóng giãn ra, mạch máu bị ứ trệ dẫn đến thiếu máu, phù nề, viêm nhiễm, hoại tử và xuất huyết.
Trong vòng 48 giờ sau khi bị lồng ruột, sẽ có khoảng 2,5% khối lồng ruột sẽ bị hoại tử. Sau 72 giờ, tỷ lệ khối lồng bị hoại tử lên đến 80%. Hiện tượng hoại tử do lồng ruột có thể gây nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng, sốc nhiễm khuẩn, thủng ruột dẫn đến viêm phúc mạc, có thể gây tử vong.
Trẻ bị lồng ruột khi đưa đến bệnh viện sớm, bác sĩ có thể tháo lồng ruột bằng hơi nhanh chóng. Nhưng nếu đưa đến muộn hoặc tháo ruột bằng hơi bị thất bại, bệnh nhi có thể sẽ cần thực hiện phương pháp phẫu thuật.
Nguyên nhân gây lồng ruột ở trẻ em rất khó để xác định. Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị lồng ruột như:
Mặc dù nguyên nhân gây lồng ruột chưa được xác định rõ ràng, nhưng việc hiểu rõ và theo dõi các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ huynh phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Ở mỗi giai đoạn, bệnh lồng ruột ở trẻ em sẽ có các biểu hiện triệu chứng khác nhau và mức độ nghiêm trọng cũng tăng lên. Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị lồng ruột mà bố mẹ cần lưu ý như:
Các biểu hiện triệu chứng này thường xuất hiện theo từng cơn (khoảng 15 - 20 phút mỗi cơn và dần dần kéo dài hơn), lặp đi lặp lại nhiều lần.
Cần lưu ý rằng, không phải tất cả các trường hợp lồng ruột ở trẻ em đều có đầy đủ các biểu hiện triệu chứng trên. Chỉ có khoảng 5 - 10% trẻ bị lồng ruột không có triệu chứng đau bụng hoặc cơn đau không rõ ràng. Một số trẻ không có biểu hiện đi ngoài ra phân có lẫn máu hoặc khối u ở bụng, thậm chí khối lồng có thể bị sa ra hậu môn. Đối với trẻ lớn hơn, ngoài biểu hiện đau bụng thì không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
Khi thấy trẻ có các biểu hiện nghi ngờ bị lồng ruột, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Một số biện pháp có thể được áp dụng để xử lý tình trạng lồng ruột ở trẻ em như:
Trường hợp nếu trẻ đến bệnh viện cấp cứu muộn hơn 6 tiếng hoặc thực hiện phương pháp tháo lồng ruột bằng hơi thất bại, bác sĩ cần tiến hành phẫu thuật để loại bỏ đoạn ruột bị lồng. Đồng thời, trẻ sẽ phải sử dụng kháng sinh để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Trường hợp nếu trẻ đến bệnh viện cấp cứu muộn hơn 24 tiếng, khả năng hồi sức và chăm sóc sau phẫu thuật sẽ trở nên khó khăn hơn ngay cả khi đã phẫu thuật thành công. Ngoài ra, trẻ có thể gặp phải một số biến chứng nặng như viêm phổi, thậm chí là tử vong.
Để phòng tránh tình trạng lồng ruột ở trẻ em, bố mẹ cần tuân thủ theo các biện pháp sau:
Để giảm nguy cơ biến chứng, bố mẹ cần quan sát và phát hiện sớm những biểu hiện bất thường ở trẻ. Khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh để lại biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.