Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hoa cúc không chỉ có vẻ đẹp tinh tế, hương thơm dễ chịu mà còn là một trong các loại thảo dược sử dụng trong Đông y học. Cùng bài viết dưới đây khám phá các công thức trà hoa cúc chữa mất ngủ hiệu quả nhé!
Từ lâu, trà hoa cúc đã được biết đến với công dụng chữa mất ngủ đặc biệt hiệu quả. Với thành phần nguyên liệu dễ dàng tìm kiếm, cách thức thực hiện lại vô cùng đơn giản, trà hoa cúc luôn là sự lựa chọn hàng đầu của mọi nhà.
Sau đây là một số tác dụng của trà hoa cúc đối với sức khỏe con người mà bạn nên biết:
Trà hoa cúc có tính hàn. Do vậy, loại trà này có thể giảm nhiệt cho cơ thể khi bị sốt, cảm, phong nhiệt hay cơn bốc hỏa, bốc nóng không rõ nguyên nhân. Bên cạnh đó, trà hoa cúc cũng hay được sử dụng nhằm hỗ trợ điều trị các chứng phát ban, dị ứng mẩn đỏ, mụn nhọt, ghẻ ngứa,...
Trà hoa cúc có hương thơm rất dễ chịu bên cạnh tính chất dịu nhẹ. Vì vậy, uống trà hoa cúc giúp giảm lo âu, căng thẳng, lấy lại tinh thần nhanh chóng. Trà hoa cúc chữa mất ngủ, nên nhiều người thưởng thức loại trà này một cách thường xuyên để có giấc ngủ ngon hơn và sâu hơn.
Nếu các mẹ còn băn khoăn những loại trà cho bà bầu nào nên dùng thì trà hòa cúc chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn.
Trà hoa cúc giúp mẹ bầu giải quyết và cải thiện các vấn đề về đau khớp, đường tiêu hóa hay mất ngủ. Ngoài ra, coumarin và flavonoid có trong trà hoa cúc còn giúp hỗ trợ rất hiệu quả các vấn đề liên quan đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
Như được biết ở trên, trà hoa cúc có thể giúp cơ thể thư giãn. Vậy nên chẳng quá bất ngờ khi loại trà này còn có khả năng làm dịu cơ, chống co thắt cơ. Nhờ đó mà cải thiện tốt tình trạng đau bụng kinh, đau nhức đầu, đau dạ dày,...
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chất chống oxy hóa flavones có trong trà hoa cúc có khả năng giảm huyết áp và hạn chế quá trình hình thành cholesterol. Từ đó có thể giảm tỉ lệ mắc các chứng bện về tim mạch, mỡ máu và đặc biệt hiệu quả trong các cơn đau thắt ngực.
Trà hoa cúc sở hữu hoạt chất apigenin giá trị. Hoạt chất này sẽ ngăn ngừa và hạn chế sự thành thành, phát triển của các tế bào ung thư.
Hoạt chất chống oxy hóa flavones còn hoạt động nhằm làm chậm quá trình hình thành gốc tự do. Điều này giúp làm chậm tiến trình lão hóa của cơ thể, đặc biệt là lão hóa da.
Trà hoa cúc có khả năng đẩy lùi quá trình lão hóa của cơ thể
Ngoài trà hoa cúc truyền thống, bạn có thể kết hợp cùng các thảo dược khác như cam thảo, atiso,... để tìm kiếm sự mới mẻ. Sau đây là một số công thức pha trà hoa cúc chữa mất ngủ dành riêng cho bạn:
Các bước pha trà hoa cúc truyền thống:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Các bước pha trà hoa cúc atiso:
Trà hoa cúc có hương vị nhẹ nhàng, thanh mát, kết hợp cùng vị chua nhẹ của hoa atiso. Chắc chắn tách trà này sẽ đem đến cho bạn cảm giác thoải mái và dễ chịu vào mỗi cuối ngày.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Các bước pha trà hoa cúc cam thảo:
Các công thức pha trà hoa cúc chữa mất ngủ ngày càng đa dạng theo nhu cầu
Trà hoa cúc chữa mất ngủ, an thần và làm dịu đi những căng thẳng. Để trà phát huy công dụng tốt nhất, bạn nên thưởng thức sau khi ăn sáng hoặc trước khi đi ngủ khoảng 30 phút nhé!
Bên cạnh đó, bạn có thể uống trà sau khi ăn quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, mặn hay mỗi lần luyện tập thể dục thể thao mệt mỏi.
Trà hoa cúc có thể đem lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng loại trà này. Vậy những ai không nên uống trà hoa cúc?
Một số trường hợp cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng trà hoa cúc, có thể kể đến như: Phụ nữ mang thai, người đang sử dụng các loại thuốc chống đông, rối loạn tinh thần, rối loạn chuyển hóa,...
Song đó, các đối tượng sau đây không nên sử dụng trà hoa cúc:
Sau khi ăn sáng hoặc trước khi đi ngủ khoảng 30 phút là thời điểm thích hợp để thưởng thức trà hoa cúc
Mong rằng bạn đã nắm vững các công thức pha trà hoa cúc chữa mất ngủ hiệu quả. Bên cạnh đó, hiểu rõ tác dụng cũng như cách thức sử dụng hợp lý loại trà này để có thể ứng dụng một cách khoa học hơn bạn nhé!
Khánh Vy
Nguồn tham khảo: Vinmec.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.