Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm thì có sao không? Mẹ nên lưu ý gì về vấn đề này?

Ngày 07/07/2023
Kích thước chữ

Mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm là tình trạng có thể gặp phải ở một số mẹ bầu. Nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của hiện tượng này là khác nhau đối với từng trường hợp nhất định. Do đó, mẹ bầu không nên chủ quan.

Trong một số trường hợp, đau bụng lâm râm ở phụ nữ mang thai là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Chính vì thế, mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ các thông tin để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bản thân mình và thai nhi. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bà bầu nắm được một số kiến thức quan trọng về hiện tượng mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm.

Mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm nguyên nhân do đâu?

Phụ nữ khi mang thai có thể bị đau bụng do nhiều nguyên nhân khác nhau (Bao gồm tình trạng mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm). Những nguyên nhân phổ biến gây đau bụng ở mẹ bầu thường được nhắc đến đó là:

  • Do bị táo bón: Phụ nữ mang thai dễ gặp phải cảm giác khó chịu như đau bụng, đầy hơi do bị táo bón. Sự thay đổi hàm lượng hormone trong cơ thể đã làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thức ăn (Khiến cho quá trình này bị chậm lại) hoặc thai nhi lớn tạo sức ép lên ruột và dạ dày. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa là những nguyên nhân chính gây ra táo bón ở mẹ bầu.
  • Do bị stress hoặc căng thẳng: Tình trạng căng thẳng, stress dẫn đến đau một hoặc hai bên bụng hoặc háng ở một số phụ nữ mang thai. Khi thai kỳ ở tháng thứ 3, mẹ bầu cũng dễ xuất hiện những cơn đau tại vùng bụng dưới. Nguyên nhân của tình trạng này là do dây chằng bị giãn vì phải nâng đỡ bào thai đang dần lớn lên từng ngày. Các cơn đau sẽ xuất hiện sau khi mẹ bầu vận động nhiều hoặc sau một ngày làm việc. Đôi khi việc thay đổi tư thế như đứng lên, trở dậy khỏi giường… cũng làm cơn đau khởi phát.
  • Do đau cơ Braxton - Hicks: Đây là nguyên nhân gây đau bụng ở mẹ bầu trong cơn chuyển dạ giả. Cơn đau này có thể xuất hiện từ tuần thứ 37 hoặc sớm hơn với tần suất liên tục. Bên cạnh đó, đau bụng do đau cơ Braxton - Hicks còn đi kèm với đau lưng dưới và cơn co kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ ở mức độ nhẹ thì mẹ bầu vẫn cần đi khám vì có khả năng là dấu hiệu của chuyển dạ sớm.
Mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm thì có sao không? Mẹ nên lưu ý gì về vấn đề này? 1
Mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Dấu hiệu đau bụng lâm râm ở mẹ bầu cảnh báo nguy hiểm

Phụ nữ mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm có thể là hiện tượng nguy hiểm hoặc không tùy thuộc vào trường hợp cụ thể. Do đó, mẹ bầu cần chú ý đến các dấu hiệu dưới đây khi đau bụng, vì nó có thể là tình huống cảnh báo những ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe thai kỳ:

  • Thai bị lạc vị: Đây là tình trạng trứng thụ tinh và làm tổ bên ngoài tử cung hoặc ở trong ống dẫn trứng. Đau bụng có thể xuất hiện sớm ở tuần thứ 4 hoặc khi mang thai 7 tuần. Nếu xương chậu hoặc bụng có các cơn đau nhói, âm đạo ra máu nâu hoặc đỏ với tần suất ngắt quãng/liên tục, cơn đau trở nên trầm trọng khi mẹ bầu ho hoặc di chuyển thì cần đến gặp bác sĩ sản khoa ngay. Trường hợp thai bị lạc vị cần được can thiệp sớm để tránh xảy ra biến chứng vỡ ối nguy hiểm.
  • Sảy thai: Tình trạng sảy thai tự nhiên có thể diễn ra ở giai đoạn đầu của chu kỳ mang thai. Lúc này âm đạo ra nhiều máu và đi kèm với đó là hiện tượng đau bụng lâm râm kéo dài trong vài giờ đồng hồ hoặc lâu hơn là vài ngày. Cơn đau bụng sẽ biến chuyển từ nhẹ đến nặng tùy vào tình trạng ra máu ở mẹ bầu, cùng với đó là cảm giác đau lan xuống vùng lưng dưới và vùng xương chậu.
  • Thai phụ chuyển dạ sớm: Đau bụng trong trường hợp này sẽ đi kèm với một số dấu hiệu khác bao gồm tăng tiết dịch âm đạo (Hoặc thay đổi dịch tiết, dịch tiết có lẫn máu); âm đạo ra máu nhỏ giọt hoặc lượng máu ra giống với ngày cuối của chu kỳ; đau bụng liên tục và kéo dài, có đau lưng dưới.
  • Nhau thai bị đứt: Đây là một tình trạng khá nguy hiểm đối với mẹ bầu và thai nhi. Ngoài đau bụng thì sẽ có những biểu hiện phức tạp và đa dạng khác như chảy máu đột ngột, vỡ nước ối…
  • Nhiễm trùng đường tiểu: Khi bị nhiễm trùng đường tiểu trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu sẽ thấy các triệu chứng như đau, nóng rát khi đi tiểu, đau lâm râm bụng dưới, tiểu nhiều, đi tiểu không kiểm soát, nước tiểu xuất hiện mùi chua… Biến chứng nguy hiểm của tình trạng này là sinh non và ảnh hưởng đến thận của mẹ bầu. Do đó, phụ nữ mang thai nên đặc biệt lưu ý đến một số dấu hiệu như ớn lạnh, sốt cao, đổ nhiều mồ hôi, nước tiểu lẫn máu, đau một bên mạng sườn hoặc đau lưng dưới
Mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm thì có sao không? Mẹ nên lưu ý gì về vấn đề này? 2
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám nếu đau bụng có biểu hiện bất thường

Để đảm bảo sự an toàn trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên đi khám càng sớm càng tốt nếu nhận thấy các dấu hiệu đau bụng bất thường. Bác sĩ sẽ khám và xác định đúng nguyên nhân gây đau bụng, từ đó, đưa ra được phương án theo dõi và khắc phục hiệu quả hơn.

Cải thiện tình trạng đau bụng cho mẹ bầu như thế nào?

Nếu tình trạng mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm không xuất phát từ những trường hợp nguy hiểm thì mẹ bầu có thể thử áp dụng một số cách thức sau để hạn chế các cơn đau khó chịu cho mình:

  • Chia nhỏ các bữa ăn và kết hợp với hoạt động thể lực hợp lý có thể giúp hỗ trợ tốt hơn cho quá trình tiêu hóa thức ăn bên trong cơ thể mẹ bầu.
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ (hòa tan và không hòa tan) giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng và khỏe mạnh.
  • Cần hạn chế vận động quá mạnh, đặc biệt là không nên thay đổi tư thế một cách quá đột ngột. Việc vận động mạnh sẽ khiến dây chằng căng và làm đau mẹ bầu.
  • Tắm bằng nước ấm và chườm bụng giúp cơ thể thư giãn, đồng thời, giảm đau bụng rất hiệu quả cho bà bầu.
  • Lựa chọn tư thế ngồi hoặc nằm phù hợp như đặt gối sau lưng, kê cao chân, ngồi nửa nằm… Sử dụng gối dành riêng cho phụ nữ mang thai cũng có thể giúp giảm đau bụng rất hiệu quả.
  • Hãy nghỉ ngơi đầy đủ, luyện tập nhẹ nhàng, thư giãn đầu óc, tinh thần để giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi, giúp tâm trạng thư thái, dễ chịu hơn.
  • Có thể cân nhắc tập những bài thể dục đơn giản, phù hợp với phụ nữ mang thai, điều này cũng sẽ rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi và tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, giảm đau cho mẹ bầu.
Mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm thì có sao không? Mẹ nên lưu ý gì về vấn đề này? 3
Tập luyện thể thao nhẹ nhàng cũng là cách giúp mẹ bầu giảm đau hiệu quả

Như vậy, mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm đôi khi không phải là tình trạng quá nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không được chủ quan mà hãy chú ý đến các dấu hiệu bất thường để đến gặp bác sĩ sản khoa kịp thời. Đừng quên xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, nghỉ ngơi, vận động hợp lý để tăng cường sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi tốt nhất.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin