Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi nói đến vấn đề thị lực, nhiều người thường thắc mắc về mối liên hệ giữa độ cận và khả năng nhìn thấy rõ ràng. Một câu hỏi phổ biến thường được nhiều người thắc mắc liệu mắt 4/10 là cận bao nhiêu độ?
Cận thị là một tật khúc xạ ngày càng phổ biến đối với giới trẻ ngày nay. Tuy nhiên trên thực tế nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ hết về tật khúc xạ này. Một số người cảm thấy thắc mắc khi nhận được kết quả đo thị lực 4/10. Vậy mắt 4/10 là cận bao nhiêu độ?
Cận thị theo thuật ngữ y khoa có tên gọi là myopia là tình trạng thị lực phổ biến trong đó người bệnh có thể nhìn rõ các vật thể ở gần nhưng chỉ có thể nhìn thấy mờ các vật thể ở xa. Bệnh lý này xảy ra khi hình dạng của mắt hoặc hình dạng của một số bộ phận nhất định của mắt bất thường khiến các tia sáng bị bẻ cong hoặc khúc xạ.
Thông thường các tia sáng sẽ phải tập trung vào các mô thần kinh ở phía sau mắt, được gọi là võng mạc. Khi bị cận thị, tia sáng lúc này lại tập trung ở phía trước võng mạc. Hiện nay, cận thị được chia thành 3 loại theo mức độ cận như sau:
Khi bị cận thị, người sẽ gặp khó khăn khi quan sát các vật ở xa và chỉ nhìn rõ các vật ở gần, các dấu hiệu và triệu chứng khác của cận thị gồm:
Cận thị có thể được phát hiện sớm ở lứa tuổi học sinh (cận thị học đường hay cận thị bẩm sinh) với các dấu hiệu nhận biết như sau:
Người lớn bị cận thị có thể nhận thấy khó khăn khi đọc biển báo đường phố hoặc biển báo trong cửa hàng. Một số người có thể bị mờ mắt khi thiếu sáng như khi lái xe vào ban đêm, ngay cả khi họ nhìn rõ vào ban ngày. Tình trạng này được gọi là cận thị ban đêm.
Nhiều người lầm tưởng rằng thị lực mắt 4/10 tương đương với việc bạn bị cận thị 6 độ, tuy nhiên, đây là một quan niệm không chính xác. Vậy cụ thể mắt 4/10 là cận bao nhiêu độ?
Thực tế, chỉ số thị lực và độ cận thị là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, và không thể quy đổi trực tiếp từ thị lực sang độ cận. Kết quả đo thị lực thường được biểu thị dưới dạng phân số, ví dụ như 5/10 hay 10/10. Điều này có nghĩa là mắt phải có thể nhìn thấy tất cả các dòng chữ trên bảng đo thị lực, trong khi mắt trái chỉ có thể nhìn thấy một phần của bảng.
Dù vậy, có thể ước lượng mức độ cận thị dựa trên thị lực, mặc dù đây chỉ là ước lượng tương đối và không hoàn toàn chính xác. Cụ thể:
Vì vậy, mắt có thị lực 4/10 có thể tương đương với cận khoảng 1 độ. Tuy nhiên, việc quy đổi này chỉ mang tính chất tương đối và không thể thay thế cho việc đo độ cận chính xác. Thị lực 4/10 có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ riêng cận thị. Để có kết quả chính xác về tình trạng mắt của mình, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa và thực hiện các kiểm tra cần thiết.
Mục tiêu chính của việc điều trị cận thị là cải thiện khả năng nhìn bằng cách điều chỉnh ánh sáng để nó tập trung chính xác lên võng mạc, thông qua việc sử dụng kính điều chỉnh hoặc phẫu thuật khúc xạ. Bên cạnh việc điều chỉnh thị lực, kiểm soát cận thị cũng bao gồm việc theo dõi thường xuyên các biến chứng về mắt có thể xảy ra như bệnh đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bong võng mạc,...
Đeo kính cận là phương pháp điều trị cận thị chính, thông dụng với ưu điểm an toàn, dễ sử dụng và khá rẻ tiền. Đeo kính cận giúp điều trị cận thị bằng cách chống lại độ cong tăng lên của giác mạc hoặc chiều dài tăng lên của mắt.
Tròng kính có thể được thiết kế để điều chỉnh nhiều loại tật khúc xạ khác nhau, bao gồm cận thị, loạn thị và lão thị. Tùy theo độ cận nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh chỉ cần đeo kính khi nhìn xa hay phải đeo kính thường xuyên.
Hiện nay ngoài kính cận thông thường, người ta còn sử dụng kính áp tròng - những đĩa nhựa nhỏ được đặt trực tiếp trên giác mạc thay cho kính gọng vì chúng nhẹ và không nhìn thấy được. Tuy nhiên, việc sử dụng kính áp tròng khá phức tạp.
Kính áp tròng dùng một lần cần phải bỏ đi sau mỗi ngày sử dụng, trong khi kính áp tròng dùng nhiều lần yêu cầu phải khử trùng bằng dung dịch chuyên dụng để đảm bảo vệ sinh và tránh nhiễm trùng.
Phẫu thuật khúc xạ là một nhóm các phương pháp phẫu thuật nhằm cải thiện hoặc khôi phục thị lực bằng cách điều chỉnh cách ánh sáng được tập trung trên võng mạc. Hiện nay, phẫu thuật khúc xạ chỉ được chỉ định cho bệnh nhân trên 18 tuổi và giác mạc có độ dày đạt tiêu chuẩn (sau khi đã được thăm khám và thực hiện một số cận lâm sàng). Các loại phẫu thuật khúc xạ phổ biến bao gồm:
Phẫu thuật giác mạc tại chỗ hỗ trợ bằng laser (LASIK)
Phẫu thuật giác mạc tại chỗ hỗ trợ bằng laser (LASIK) là phương pháp phẫu thuật khúc xạ khá phổ biến hiện nay. Khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ tạo một vạt mỏng, có bản lề ở giác mạc. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng tia laser để loại bỏ mô giác mạc và đặt vạt giác mạc lại vị trí ban đầu. Quá trình phục hồi sau phẫu thuật LASIK thường nhanh hơn và ít gây khó chịu hơn so với quá trình phục hồi sau các ca phẫu thuật giác mạc khác.
Phẫu thuật cắt giác mạc khúc xạ bằng ánh sáng (PRK)
Phẫu thuật cắt giác mạc khúc xạ bằng ánh sáng (PRK) là phương pháp phẫu thuật khúc xạ bằng laser đầu tiên được thực hiện. Bác sĩ sẽ bóc tách và cắt bỏ hoàn toàn biểu mô trên cùng của giác mạc. Sau đó gọt trực tiếp lên bề mặt giác mạc và nhu mô bên dưới bằng Laser Excimer để định hình lại giác mạc.
Một thấu kính tiếp xúc bảo vệ tạm thời sẽ che phủ giác mạc cho đến khi biểu mô tự tái tạo và phù hợp với hình dạng mới của giác mạc. Lớp biểu mô, sau khi bị cắt, sẽ hồi phục hoàn toàn trong khoảng 3 - 5 ngày, nhưng cần thêm thời gian để phục hồi hoàn toàn thị lực. Trong giai đoạn hậu phẫu, bệnh nhân thường gặp phải tình trạng kích thích và đau nhức nhiều, do đó phương pháp này hiện tại ít được áp dụng.
Phẫu thuật trích xuất thấu kính bằng đường rạch nhỏ (SMILE)
Phẫu thuật trích xuất thấu kính bằng đường rạch nhỏ (SMILE) là có thể ứng dụng để điều trị cho bệnh nhân có độ cận và độ loạn thị cao. Phẫu thuật điều chỉnh tật khúc xạ không lật vạt giác mạc không sử dụng dao vi phẫu cơ học. Thay vào đó, tia laser được sử dụng để cắt một mảnh nhỏ hình đĩa của giác mạc được gọi là thấu kính. Sau đó, thấu kính được loại bỏ thông qua một đường rạch nhỏ trên giác mạc.
Phương pháp này có độ chính xác và độ an toàn gần như tuyệt đối, ít gây tổn thương hệ thần kinh ở giác mạc và đảm bảo sự vững chắc cơ học tự nhiên của giác mạc. Kết quả phẫu thuật tốt trích xuất thấu kính bằng đường rạch nhỏ (SMILE) độ ổn định cao và ít khả năng tái cận.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho bạn thắc mắc mắt 4/10 là cận bao nhiêu độ. Hiện nay, người ta có thể ước lượng mức độ cận thị dựa trên từng khoảng thị lực, đối với kết quả mắt 4/10 thì có nghĩa là bạn đang bị cận khoảng 1 độ.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.