Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Meloxicam là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Loại thuốc này được sử dụng để điều trị tình trạng viêm khớp. Vậy Meloxicam có phải kháng sinh không? Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc Meloxicam là gì?
Meloxicam là một loại thuốc khác quen thuộc với bệnh nhân bị bệnh viêm khớp cần dùng thuốc điều trị. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà người bệnh được chỉ định liều dùng và cách dùng thuốc phù hợp. Vậy Meloxicam có phải kháng sinh không? Cần lưu ý những gì khi sử dụng thuốc Meloxicam?
Meloxicam có phải kháng sinh không? Để trả lời câu hỏi này, mời bạn đọc cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về công dụng của Meloxicam.
Theo đó, Meloxicam có hoạt chất chính là Meloxicam, là một loại thuốc được sử dụng chủ yếu trong điều trị viêm khớp nhờ tác dụng giảm đau, giảm co cứng và giảm sưng khớp. Do đó, Meloxicam được xếp vào nhóm thuốc kháng viêm không chứa Steroid (NSAID).
Như vậy, Meloxicam là một loại thuốc kháng sinh có tác dụng trong điều trị viêm khớp. Ngoài ra, loại thuốc này còn được chỉ định trong điều trị các cơn đau cấp tính do Gout, nhưng cần phải có đơn kê từ bác sĩ.
Mặc dù đây là loại thuốc không cần kê đơn nhưng trong trường hợp bệnh nhân bị viêm khớp mãn tính cần điều trị kéo dài, hãy tham khảo ý kiến của bác về các biện pháp điều trị không cần dùng thuốc và/hoặc dùng các loại thuốc khác để giảm cơn đau.
Chắc hẳn bạn đọc đã biết được Meloxicam có phải kháng sinh không để sử dụng thuốc hiệu quả, đúng mục đích. Ngoài ra, đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Meloxicam trước khi dùng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào.
Thuốc Meloxicam dùng bằng đường uống theo hướng dẫn của bác sĩ, thường dùng với liều 1 lần/ngày. Uống thuốc cùng với một cốc nước đầy (khoảng 250ml) và không nằm ngay trong ít nhất 10 phút sau khi uống Meloxicam.
Nếu sử dụng thuốc Meloxicam ở dạng lỏng, bạn hãy lắc đều chai thuốc trước khi dùng. Sử dụng dụng cụ hoặc thìa chuyên dụng để định liều. Không nên dùng thìa gia dụng vì có thể làm sai lệch liều dùng.
Đối với thuốc Meloxicam dạng viên nén rã, không nên lấy viên thuốc ra khỏi bao bì nếu chưa dùng luôn. Hãy dùng tay khô để bóc lớp bao bì bọc bên ngoài và cẩn thận lấy viên thuốc ra dùng. Đồng thời, cũng không nên đẩy viên thuốc qua lớp giấy bạc, bởi điều này có thể làm hỏng viên thuốc. Sau đó, hãy đặt viên thuốc trên mặt lưỡi ngay tức thì và để nó tan ra, rồi nuốt kèm theo nước hoặc không.
Trong trường hợp người bị đau dạ dày cần phải dùng thuốc Meloxicam, hãy uống Meloxicam kèm với thuốc kháng tiết axit hoặc uống trước bữa ăn. Liều lượng thuốc được chỉ định sẽ dựa trên tình trạng bệnh cũng như mức độ đáp ứng điều trị. Tuy nhiên, người bệnh nên được dùng thuốc ở liều thấp nhất có hiệu quả và chỉ nên sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Ở liều cao, Meloxicam có thể làm tăng nguy cơ loét hoặc chảy máu dạ dày nên người bệnh tuyệt đối không sử dụng liều cao hơn chỉ định bác sĩ.
Meloxicam là loại thuốc có nhiều dạng bào chế khác nhau như viên nang, viên nén dạng lỏng hoặc viên nén rã. Do đó, người bệnh không nên tự ý chuyển đổi dạng thuốc khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.
Sau 2 tuần sử dụng có thể nhận thấy đầy đủ tác dụng của thuốc Meloxicam. Việc dùng thuốc Meloxicam đều đặn theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Vì thế, người bệnh hãy nhớ uống thuốc vào cùng một thời điểm cố định trong ngày.
Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Meloxicam là:
Do đó, người bệnh cần báo ngay lại cho bác sĩ nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào kéo dài hoặc có xu hướng nặng thêm.
Trước khi cho bệnh nhân dùng thuốc Meloxicam, bác sĩ điều trị chắc chắn đã đánh giá về những lợi ích mà loại thuốc này mang lại nhiều hơn tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải. Có không ít bệnh nhân sử dụng thuốc Meloxicam nhưng không gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào.
Tuy nhiên, Meloxicam có thể làm tăng huyết áp. Do đó, người bệnh cần theo dõi huyết áp thường xuyên và báo lại cho bác sĩ nếu thấy huyết áp cao bất thường.
Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào dưới đây khi dùng thuốc Meloxicam, hãy báo ngay cho bác sĩ:
Thuốc Meloxicam có thể gây biến chứng bệnh gan nghiêm trọng (hiếm gặp) với các triệu chứng như:
Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng rất hiếm gặp khi dùng thuốc Meloxicam, bao gồm:
Tương tác thuốc có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Việc tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc đang dùng (bao gồm các sản phẩm thảo dược, thuốc kê toa và không kê toa). Khi chưa có chỉ định của bác sĩ thì người bệnh không nên tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ một loại thuốc nào.
Meloxicam có thể xảy ra tương tác với một số loại thuốc như sau:
Thuốc Meloxicam có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong trường hợp sử dụng chung với các loại thuốc sau đây:
Hãy báo lại với bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc Natri Polystyrene Sulfonate khi được chỉ định sử dụng thuốc Meloxicam dạng lỏng.
Bên cạnh đó, hãy kiểm tra tất cả các loại thuốc đang sử dụng vì có thể trùng với nhiều loại thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau như Aspirin, Ibuprofen, Celecoxib hoặc Ketorolac. Những loại thuốc này khi kết hợp cùng với Meloxicam sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ. nếu dùng chung sẽ tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ.
Tuy nhiên, với những bệnh nhân bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim cần phải dùng Aspirin liều thấp thì vẫn tiếp tục sử dụng, trừ khi có ý kiến khác từ bác sĩ.
Việc nắm rõ Meloxicam có phải kháng sinh không sẽ giúp người bệnh theo dõi tốt hơn về hiệu quả điều trị khi sử dụng loại thuốc này. Bên cạnh đó, khi dùng Meloxicam, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
Thuốc Meloxicam là một loại thuốc được chỉ định sử dụng trong điều trị viêm khớp. Người bệnh cần thực hiện theo đúng hướng dẫn sử của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất và tránh được các tác không mong muốn. Hy vọng bạn đọc đã tìm được câu trả lời cho vấn đề thuốc Meloxicam có phải kháng sinh không thông qua bài viết trên.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.