Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh mà bạn nên biết

Ngày 02/10/2023
Kích thước chữ

Thuốc kháng sinh là thuốc có nguồn gốc từ vi khuẩn hay nấm mốc được tổng hợp. Thuốc kháng sinh được sử dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc hạn chế vi khuẩn lây lan. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không được sử dụng đúng cách sẽ khiến người bệnh gặp tác dụng phụ và nặng hơn là tình trạng đề kháng kháng sinh.

Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách sẽ khiến bạn gặp những tác dụng phụ của kháng sinh như mệt mỏi, tiêu chảy, sốt hay nghiêm trọng hơn là tình trạng trạng đề kháng kháng sinh. Vậy nên sử dụng thuốc kháng sinh như thế nào? Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh là gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về tác dụng phụ của thuốc kháng sinh qua bài viết dưới đây.

Thông tin về thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là thuốc điều trị các bệnh nhiễm trùng bằng cách kiềm khuẩn hoặc diệt khuẩn. Kháng sinh có tác động khác nhau trên từng chủng loại vi khuẩn, các kháng sinh phổ rộng tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn khác nhau, một số loại ở thế hệ đầu chỉ tác dụng trên một số chủng nhất định gọi là kháng sinh phổ hẹp.

Những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh mà bạn nên biết - 1
 Thông tin về thuốc kháng sinh

Trong giới y học hiện đại, thuốc kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại các bệnh lý nhiễm trùng. Kháng sinh dùng để điều trị những bệnh lý do vi khuẩn gây ra như: Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm xoang, viêm da, nhiễm trùng đường niệu, viêm màng não,... Tuy nhiên, thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng khi có bằng chứng về việc nhiễm khuẩn. Một số bệnh lý thường gặp như ho, đau họng, cảm cúm, viêm phế quản thường là do virus, nhưng nhiều người hiểu lầm và lạm dụng kháng sinh khi không có đơn của bác sĩ, việc này dễ dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh. Vì vậy chỉ nên sử dụng kháng sinh khi có chỉ định đơn của bác sĩ, vì bên cạnh những lợi ích rõ ràng của kháng sinh, cũng có một loạt tác dụng phụ do kháng sinh mang lại.

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh là gì? Một loạt các tác dụng phụ của kháng sinh bao gồm các phản ứng dị ứng đến các tình trạng nghiêm trọng hơn. Khi sử dụng đúng cách, thuốc kháng sinh khá an toàn và hầu như không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, cũng có một trường hợp tác dụng của thuốc kháng sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh mà bạn nên biết -2
Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Một số tác dụng phụ của thuốc kháng sinh thường thấy như:

Rối loạn tiêu hóa

Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn nên một số thuốc vô tình tiêu diệt luôn những vi khuẩn có lợi cho đường ruột làm mất cân bằng hệ sinh vi sinh vật trong đường ruột, đây là nguyên nhân dẫn tới người sử dụng kháng sinh sẽ có các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa. Một số triệu chứng thường thấy như gây tiêu chảy, phân mềm, buồn nôn, khó tiêu, ăn không ngon. 

Hầu hết những triệu chứng này sẽ biến mất sau khi ngưng sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng như đau quặn bụng, tiêu chảy nặng, sốt thì bạn nên ngưng sử dụng thuốc và gặp bác sĩ để thăm khám.

Nguy cơ nhiễm nấm

Vì thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt luôn những vi khuẩn có lợi cho sức khoẻ vì vậy con người có nguy cơ bị nhiễm nấm do các vi khuẩn bảo vệ sức khỏe đã bị tiêu diệt. Một số vị trí mà người sử dụng kháng sinh có nguy cơ bị nhiễm như: Âm đạo, miệng, nấm họng. Bạn sẽ có cảm giác ngứa, sưng đau âm đạo; âm đạo tiết dịch bất thường; đau khi quan hệ, tiểu tiện; đau khi nuốt, ăn; xuất hiện mảng trắng trong cổ họng, má, lưỡi là những triệu chứng điển hình của tình trạng nhiễm nấm.

Những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh mà bạn nên biết-3
Một số kháng sinh làm người dùng có nguy cơ nhiễm nấm

Ngoài ra cũng có một số kháng sinh như Tetracyclin hay Doxycyclin làm làn da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và làm xỉn màu răng không hồi phục nếu sử dụng trong thời gian dài.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng của kháng sinh

Ngoài những phản ứng có hại cho cơ thể nói trên, nếu sử dụng kháng sinh sai cách sẽ dẫn tới các tác dụng phụ nghiêm trọng như sau:

  • Sốc phản vệ: Đây là tình trạng dị ứng cực kỳ nghiêm trọng và có nguy cơ dẫn đến tử vong. Một số dấu hiệu sốc phản vệ bao gồm: Tim đập nhanh, chóng mặt, ngất xỉu, co giật. Trường hợp sốc phản vệ do kháng sinh cần phải được cấp cứu kịp thời để tránh tình huống đáng tiếc xảy ra.
  • Hội chứng Steven - Johnson: Đây là hội chứng hiếm gặp và thường xảy ra ở nhóm kháng sinh sulfamethoxazole và beta - lactam. Với các dấu hiệu phát ban nghiêm trọng kèm theo sốt hay đau họng.
  • Co giật: Tác dụng phụ này nên thận trọng đối với những bệnh nhân có tiền sử co giật hay động kinh.
  • Ảnh hưởng hệ tim mạch: Tác dụng phụ lên tim mạch cần lưu ý đối với những ai đang mắc các bệnh lý lên tim mạch vì một số kháng sinh như erythromycin, ciprofloxacin có nguy cơ này.
Những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh mà bạn nên biết-4
Thuốc kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng

Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh bừa bãi sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nhất là đề kháng kháng sinh. Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách sẽ khiến vi khuẩn biến đổi để kháng thuốc, hiện nay, tình trạng kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn rất phổ biến. Khi nhiễm trùng vi khuẩn đa kháng, việc này sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng vì không có kháng sinh để điều trị. Vì vậy, bạn đọc cần hết sức thận trọng khi sử dụng kháng sinh.

Sử dụng kháng sinh đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế được các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Trong quá trình sử dụng kháng sinh, nếu bạn có gặp bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc thì cần liên hệ bác sĩ để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin