Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng thai nghén khiến nhiều chị em cảm thấy mệt mỏi và sử dụng thuốc chống nôn là giải pháp hữu hiệu để cải thiện. Tuy nhiên nhiều mẹ bầu không khỏi lo lắng, liệu rằng bà bầu thể sử dụng loại thuốc chống nôn nào. Trong bài viết sức khỏe dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ gợi ý cho bạn đọc một số loại thuốc chống nôn cho bà bầu.
Theo thống kê có đến hơn 90% bà bầu có biểu hiện buồn nôn và nôn trong những tháng đầu của thai kỳ. Để giảm bớt tình trạng khó chịu này, nhiều mẹ bầu tìm đến thuốc chống nôn. Trước khi tìm hiểu một số loại thuốc chống nôn cho bà bầu, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu điểm qua một vài nét về tình trạng ốm nghén trước nhé.
Khi mang thai, nội tiết tố bên trong cơ thể của phụ nữ có nhiều thay đổi. Đây chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng ốm nghén. Tùy vào thể trạng của mỗi người mà các triệu chứng cũng như mức độ ốm nghén giữa các mẹ bầu có sự khác nhau.
Ốm nghén là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường của phụ nữ khi mang thai. Tình trạng này gây ra cho mẹ bầu cảm giác khó chịu, buồn nôn, thậm chí là nôn mửa và chán ăn. Trên thực tế, cảm giác buồn nôn thường xuất hiện vào sáng sớm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì cảm giác buồn nôn và nôn còn xuất hiện ở nhiều khung giờ khác nhau, thậm chí có thể kéo dài cả ngày.
Ốm nghén khi mang thai được chia thành 2 mức độ chính bào gồm:
Sau khi đã điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt và nghỉ ngơi mà vẫn không cải thiện được tình trạng ốm nghén thì lúc này, bác sĩ có thể sẽ chỉ định sử dụng thuốc chống nôn cho bà bầu. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc đối với mẹ bầu có thể ít nhiều gây ảnh hưởng đến thai nhi, chính vì thế mẹ bầu tuyệt đối không tự ý mua thuốc về nhà và uống khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Dưới đây là một số loại thuốc chống nôn cho bà bầu được chỉ định trong trường hợp ốm nghén nặng, mẹ bầu có thể tham khảo:
Vitamin B6 là một trong những loại thuốc được chỉ định trong trường hợp phụ nữ mang thai bị buồn nôn và nôn. Các nghiên cứu đã chứng minh thuốc không gây ra tác dụng phụ hay ảnh hưởng nghiêm trọng nào đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Liều dùng khuyến cáo của Vitamin B6 là 15mg/ngày tương đương với 5mg/lần và uống 3 lần/ngày.
Thuốc chống nôn Domperidon có thành phần chính là 5mg domperidone - chất kháng dopamin, có đặc tính tương tự như metoclopramide hydrochloride. Thuốc có tác dụng kích thích nhu động ruột, tăng trương lực cơ thắt tâm vị đồng thời tăng độ giãn của cơ thắt môn vị sau bữa ăn. Nhờ vậy Domperidon có tác dụng chống buồn nôn và nôn hiệu quả.
Các nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy thuốc không gây dị tật thai nhi song vẫn chưa có đủ bằng chứng để khẳng định nên Domperidon là thuốc chống nôn cho bà bầu ít được chỉ định.
Pruzena 10mg cũng là một trong những loại thuốc nằm trong danh sách những loại thuốc chống nôn cho bà bầu. Với thành phần chính là 10mg doxylamine và 10mg pyridoxin hydroclorid, thuốc có tác dụng cải thiện đáng kể các triệu chứng ốm nghén trong thai kỳ như buồn nôn, nôn mửa.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo: Thai kỳ là giai đoạn vô cùng nhạy cảm và mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trong thời kỳ này. Vậy ngoài việc sử dụng thuốc chống nôn cho bà bầu, còn cách nào khác để cải thiện tình trạng ốm nghén?
Dù có ốm nghén hay không thì việc uống đủ nước trong thai kỳ là điều vô cùng quan trọng. Tình trạng ốm nghén kéo dài có thể khiến cơ thể mẹ bầu bị mất nước và thiếu nước trầm trọng. Việc uống nhiều nước sẽ giúp giảm tối đa nguy cơ cơ thể bị thiếu nước. Ngoài ra, việc uống nước giữa các bữa ăn cũng là một cách giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn vô cùng hữu hiệu.
Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, mẹ nên tránh xa các thức uống có ga, có cồn, nước ngọt… Thay vào đó, mẹ nên uống nhiều nước lọc hoặc các loại nước trái cây tốt cho sức khỏe.
Trên thực tế, khi bị ốm nghén, mẹ bầu thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn. Việc ăn một lượng lớn thức ăn trong một bữa sẽ rất dễ khiến mẹ cảm thấy buồn nôn, do đó mẹ nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Mẹ có thể chia thành 5 - 6 bữa nhỏ trong đó bao gồm 3 bữa chính và 2 - 3 bữa phụ.
Bên cạnh đó, mẹ cần tránh đồ ăn cay, mặn, có tính nóng và chứa nhiều caffeine và các món ăn khiến mẹ buồn nôn. Cùng với đó, mẹ cần bổ sung đa dạng các loại trái cây, rau củ để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Ốm nghén khiến mẹ bầu rơi vào trạng thái mệt mỏi, chính vì thế mẹ bầu cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc quá sức cũng như hạn chế căng thẳng, stress. Trong trường hợp mẹ cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa thì mẹ nên nằm nghỉ ngơi và chợp mắt một chút. Điều này sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn đấy.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên duy trì thói quen đi bộ 30 phút mỗi ngày để giúp cho cơ thể mẹ khỏe mạnh và linh hoạt hơn, đồng thời giảm cảm giác ốm nghén khi mang thai.
Trà gừng là một trong những loại thức uống phổ biến trong đời sống hàng ngày. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, gừng có tính ấm, nóng và vị cay, có tác dụng rất tốt giúp giảm co thắt dạ dày đồng thời gia tăng nhu động ruột. Nhờ vậy uống trà gừng khi mang thai có thể giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn do ốm nghén gây ra.
Bên cạnh đó, các chuyên gia còn cho biết trong 1000mg bột gừng có chứa 10mg hoạt chất metoclopramide được chứng minh là có tác dụng chống nôn vô cùng hiệu quả. Đặc biệt, trà gừng cũng không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào lên sức khỏe của mẹ và bé.
Trên đây là một số thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề ốm nghén trong thai kỳ và cách khắc phục mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết hôm nay, bạn đọc có thể nắm được một số cách giảm ốm nghén cũng như một số loại thuốc chống nôn cho bà bầu. Chúc bạn luôn vui vẻ trong cuộc sống và cảm ơn bạn đã luôn dõi theo Nhà thuốc Long Châu.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.