Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Nên chạy thận bao nhiêu lần 1 tuần với những người suy thận?

Ngày 20/11/2024
Kích thước chữ

Suy thận là căn bệnh nguy hiểm nhưng khá phổ biến tại Việt Nam. Để duy trì sự sống, bệnh nhân phải điều trị chạy thận thường xuyên trong thời gian dài vô cùng tốn kém. Vậy, nên chạy thận bao nhiêu lần 1 tuần với bệnh nhân suy thận là hợp lý?

Chắc hẳn, “Nên chạy thận bao nhiêu lần 1 tuần với những người mắc bệnh suy thận?” là thắc mắc chung mà rất nhiều người đặt ra. Đặc biệt là những gia đình có người thân mắc bệnh suy thận nhưng điều kiện không khá giả. Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn đọc lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi này cũng như một số thông tin bổ ích có liên quan, mời bạn đọc hãy chú ý theo dõi.

Nên chạy thận bao nhiêu lần 1 tuần?

Nên chạy thận bao nhiêu lần 1 tuần? Theo đó, người mắc bệnh suy thận sẽ chạy thận khoảng 3 lần/tuần với thời gian kéo dài từ 3 cho đến 5 giờ tại bệnh viện tùy thuộc vào nhu cầu cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Các bác sĩ có thể điều chỉnh tần suất và thời gian chạy thận để phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân, giúp tăng hiệu quả điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Chạy thận thực chất là phương pháp lọc máu bên ngoài cơ thể bằng máy, được chỉ định cho các bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối hoặc suy thận cấp diễn tiến nhanh, tăng kali máu, toan máu, dư nước, không đáp ứng thuốc điều trị. Chạy thận sẽ giúp cơ thể duy trì sự cân bằng chất lỏng và kiểm soát huyết áp, kiểm soát các khoáng chất khác trong cơ thể. Nên bắt đầu quá trình chạy thận trước khi thận ngừng hoạt động, tránh khiến cho sức khỏe gặp phải những biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng.

Nên chạy thận bao nhiêu lần 1 tuần với những người suy thận?1
Chạy thận giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe, duy trì sự sống

Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tần suất chạy thận

Tần suất chạy thận của người bệnh có thể bị ảnh hưởng do một số các yếu tố như:

  • Mức độ suy thận: Tần suất chạy thận sẽ tăng dần phụ thuộc vào mức độ suy thận, chỉ số creatinin và tình trạng của người bệnh.
  • Địa điểm chạy thận: Người bệnh sẽ phải thực hiện chạy thận 3 lần/tuần, mỗi lần mất khoảng 3 đến 4 giờ.
  • Sức khỏe tổng quát: Sức khỏe tổng quát có ảnh hưởng lớn đến tần suất chạy thận. Các bác sĩ sẽ điều chỉnh tần suất chạy thận sao cho phù hợp với những người mắc bệnh mãn tính nguy hiểm như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch,...
  • Phương pháp chạy thận: Người bệnh cần đến bệnh viện để chạy thận bằng máy lọc máu chuyên dụng.
  • Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh trong quá trình chạy thận sẽ phải ăn kiêng một số loại thực phẩm để kiểm soát chặt chẽ lượng nước nạp vào cơ thể. Hạn chế ăn đồ mặn, trái cây, thịt cá,... Những ngày không chạy thận, người bệnh cũng không nên ăn những loại thực phẩm này. Nếu không tuân thủ chế độ dinh dưỡng, người bệnh sẽ phải chạy thận từ 4 đến 5 lần/tuần. Cho tới khi chỉ số ure, creatinin về mức an toàn.
  • Kích thước cơ thể: Thời gian và tần suất chạy thận sẽ khác nhau tùy thuộc vào kích cỡ cơ thể của người bệnh. Người bệnh có thể tích lớn thì tần suất chạy thận sẽ nhiều hơn để có thể loại bỏ được lượng chất độc ra khỏi cơ thể. Nếu số lần chạy thận không đủ, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như quá tải dịch, tăng huyết áp,...

Như vậy, số lần chạy thận 1 tuần hợp lý đối với người mắc bệnh suy thận được đề cập phần trên thực chất chỉ là con số phổ biến. Con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như địa điểm chạy thận, tình trạng bệnh nhân, chế độ dinh dưỡng, phương pháp chạy thận,... Để biết được chính xác nên chạy thận bao nhiêu lần 1 tuần, người bệnh sẽ cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ.

Nên chạy thận bao nhiêu lần 1 tuần với những người suy thận?2
Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới tần suất chạy thận

Lỡ 1 buổi chạy thận có sao không?

Trì hoãn chạy thận là việc không được khuyến khích, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe người bệnh. Nước và chất độc sẽ tích tụ lại ở trong máu dẫn tới tăng kali máu, tăng ure huyết, tăng huyết áp cấp tính, phù phổi cấp,... làm cho người bệnh rơi vào tình trạng nguy hiểm. Cụ thể, người bệnh sẽ gặp phải các vấn đề như:

  • Tích tụ chất độc: Thận ở người mắc bệnh suy thận không thể thực hiện tốt các chức năng của mình, không thể làm sạch máu. Do đó, nếu người bệnh bỏ chạy thận lâu dài kết hợp với chế độ ăn uống không kiêng kem cẩn thận sẽ khiến cho lượng chất độc trong máu tăng lên, từ đó việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Ngoài ra, khi cố chạy thận để lấy hết các chất độc ra khỏi máu, đưa cân nặng về mức phù hợp có thể khiến cho người bệnh bị đau đầu, tụt huyết áp, chuột rút, buồn nôn.
  • Tăng photpho và kali máu: Thận có chức năng cân bằng các khoáng chất quan trọng trong cơ thể. Việc bỏ chạy thận sẽ dễ làm các khoáng chất như kali, photpho trong máu tăng, dẫn đến các biến chứng bệnh tim mạch, ngứa,... rất nguy hiểm.
  • Dư thừa nước: Nước tích tụ lại bên trong cơ thể gây tăng huyết áp, phù toàn thân và khó thở,... Cần đưa người bệnh cấp cứu ngay nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện này.

Người bệnh suy thận không nên để lỡ buổi chạy thận. Việc chạy thận theo đúng lịch sẽ đảm bảo máu trong cơ thể được làm sạch, tránh dư thừa nước và ổn định điện giải, từ đó giúp sức khỏe người bệnh được cải thiện, chất lượng cuộc sống nâng cao.

Nên chạy thận bao nhiêu lần 1 tuần với những người suy thận?3
Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị, không trì hoãn lịch chạy thận

Mặc dù chạy thận rất tốn kém, mất nhiều thời gian và không thể giúp bệnh nhân hồi phục hoàn toàn. Song, đây là cách duy nhất để bệnh nhân có thể duy trì sức khỏe cũng như kéo dài sự sống. Để tiết kiệm cũng như đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả điều trị, bệnh nhân hãy tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như lựa chọn thăm khám, thực hiện chạy thận tại các đơn vị, cơ sở y tế uy tín.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin