Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Người bị bệnh tiểu đường ăn ốc được không?

Ngày 04/09/2023
Kích thước chữ

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường thường tỏ ra lo ngại về việc ăn hải sản nói chung và ốc nói riêng, vì nghĩ rằng việc này có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết của họ. Vậy người bệnh tiểu đường có ăn được ốc không?

Vậy bệnh tiểu đường ăn ốc được không và nên ăn như thế nào để đảm bảo sức khỏe? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây nhé!

Bệnh nhân tiểu đường ăn ốc được không? 

Với hương vị độc đáo cùng giá trị dinh dưỡng cao, ốc đã trở thành một món ăn phổ biến, xuất hiện tại nhiều nơi trên khắp thế giới. Tuy nhiên, món ốc không dành cho tất cả mọi người nên nhiều người thắc mắc rằng liệu người mắc bệnh tiểu đường ăn ốc được không? Hiện nay, các nghiên cứu đã phát hiện rằng độc tố trong ốc biển có thể hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Cụ thể, Con-Ins G1 - một loại protein tự nhiên trong nọc độc của ốc đã được xác định là có khả năng hoạt động nhanh hơn cả insulin trong cơ thể con người.

Nọc độc của ốc biển có thể kích thích con đường truyền tín hiệu của các tế bào insulin trong cơ thể, tạo nên sự tương tác hiệu quả với các thụ thể insulin. Thông thường, ốc biển sử dụng nọc độc như một cách để tấn công mồi bằng cách làm giảm đường huyết ở con mồi.

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 1, khả năng tự sản xuất insulin bị suy giảm và họ phải tiêm insulin hàng ngày để duy trì mức đường huyết ổn định. Do nọc độc ốc có tốc độ hoạt động nhanh hơn so với việc tiêm insulin nên các nhà nghiên cứu cho rằng người mắc bệnh tiểu đường có thể hưởng lợi từ việc tiêu thụ ốc, giúp tăng cường khả năng sản xuất insulin và giảm nguy cơ tăng đường huyết.

Tóm lại, người bệnh tiểu đường có thể ăn ốc nhờ vào khả năng hoạt động nhanh hơn của nọc độc ốc trong việc hỗ trợ sản xuất insulin. Tuy nhiên, việc tư vấn với chuyên gia y tế hoặc dinh dưỡng vẫn rất quan trọng để đảm bảo người bệnh có chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Người bị bệnh tiểu đường ăn ốc được không? 1
Việc tiêu thụ ốc giúp cơ thể sản xuất insulin nhanh hơn 

Món ăn chế biến từ ốc tốt cho người tiểu đường

Ốc bung củ chuối là một món ăn thường dùng trong việc hỗ trợ trị bệnh tiểu đường. Món ăn là sự kết hợp giữa ốc bươu và củ chuối đi kèm với những nguyên liệu và gia vị rất dễ tìm như: Thịt lợn, đậu phụ rán, nước nghệ (nước ép từ củ nghệ), rau kế, dọc mùng, cơm mẻ và mắm tôm (số lượng tùy thuộc vào khẩu phần ăn). Món ăn này mang đến mùi vị độc đáo, sự kết hợp giữa nhiều hương vị khác nhau như vị cứng và mềm, chua và chát cùng một ít vị cay nhẹ.

Công dụng của món ốc bung củ chuối:

  • Ốc có vị nhạt, tính hàn, không độc, thường được sử dụng để làm thuốc trị thấp nhiệt, tiêu nhung và giải độc.
  • Nước ốc cũng có thể được sử dụng để giải độc từ rượu và trị bệnh tiểu khát (tiểu đường).
  • Thịt lợn và đậu phụ cung cấp chất đạm cần thiết.
  • Củ chuối hột có tính chát và thu liễm, được dùng để điều trị bệnh tiểu đường và giảm cảm giác nóng khát.

Cách nấu ốc bung củ chuối:

  • Ngâm ốc vào nước vo gạo để loại bỏ chất nhờn, sau đó rửa sạch và khều lấy đầu, bỏ ruột của ốc.
  • Thịt lợn cắt lát mỏng, sau đó ướp ốc cùng thịt với cơm mẻ và nước nghệ.
  • Tước vỏ dọc mùng, thái vát và bóp muối.
  • Thái củ chuối hột mỏng, ngâm nước để loại bỏ nhựa, sau đó cho vào nồi nấu cho mềm.
  • Kết hợp tất cả các nguyên liệu, sau đó nêm thêm mắm muối theo khẩu vị.
Người bị bệnh tiểu đường ăn ốc được không? 2
Ốc bươu và củ chuối hột non

Các loại hải sản tốt cho người mắc bệnh tiểu đường

Sau khi tìm hiểu người bệnh tiểu đường ăn ốc được không thì liệu hải sản có thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường? Hải sản là một nguồn thực phẩm quý báu cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đối với người mắc bệnh tiểu đường (cả type 1 và type 2) đều có thể bổ sung hải sản vào thực đơn hàng ngày, miễn là không có dị ứng. Dưới đây là một số loại hải sản tốt cho người bệnh tiểu đường, chứa nhiều chất dinh dưỡng mà bạn có thể tham khảo:

Các loại cá biển, tôm

Động vật giáp xác bao gồm cua, tôm hùm và các loại tôm khác đều tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, một số động vật thân mềm không có xương sống và có lớp vỏ vôi như ốc, trai và mực,... cũng hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị tiểu đường.

Theo thống kê, có tới 65% người mắc bệnh tiểu đường type 2 mất vì bệnh tim mạch, vì vậy bệnh nhân tiểu đường cần chú trọng bảo vệ tim mạch bằng cách bổ sung thêm omega-3 từ hải sản. Omega-3 là một dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, có nhiều trong các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá trích,... Chất này cũng giúp giảm mỡ máu, ngăn ngừa phát triển xơ vữa động mạch, hạ huyết áp và nguy cơ rối loạn nhịp tim, phòng ngừa các biến chứng tiểu đường liên quan đến tim mạch. Người bệnh có thể bổ sung omega-3 với liều lượng tham khảo là 500 mg omega-3 cho nữ giới và 600 mg omega-3 cho nam giới từ hải sản mỗi ngày.

Người bị bệnh tiểu đường ăn ốc được không? 3
Cá hồi chứa nhiều omega-3 tốt cho người tiểu đường

Sứa

Sứa là một loại động vật thân mềm có cấu trúc dạng sền sệt và thường chỉ có một khoang duy nhất thực hiện tất cả các chức năng của cơ thể. Tại nhiều khu vực trên thế giới, sứa được coi là một món ăn ngon miệng. Trong 1 chén sứa khô, chúng cung cấp khoảng 1 g chất béo, 3 g protein và 5.620 mg natri.

Hiện nay, sứa đang là đối tượng nghiên cứu để tìm hiểu tiềm năng hỗ trợ trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Một số loài sứa sản xuất một loại protein huỳnh quang màu xanh lá cây (GFP) trong cơ thể. Loại protein này sẽ kết nối với các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy, giúp các nhà nghiên cứu về bệnh tiểu đường hiểu rõ hơn về quá trình sản xuất insulin trong cơ thể. Điều này cung cấp cơ sở cho việc phát triển các phương pháp điều trị mới cho bệnh tiểu đường.

Ếch

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng chất tiết từ da của một số loài ếch có khả năng kích thích tạo ra insulin và có tiềm năng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, thịt ếch chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao nên người mắc bệnh tiểu đường có thể bổ sung các món ăn từ ếch vào thực đơn hàng ngày để cải thiện sức khỏe.

Rong Biển

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc bệnh nhân tiểu đường thường xuyên tiêu thụ rong biển có thể có tác dụng đáng kể trong việc giảm mức đường huyết trước khi ăn và sau 2 giờ ăn.

Người bị bệnh tiểu đường ăn ốc được không? 4
Rong biển tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của nhiều người rằng người bệnh tiểu đường ăn ốc được không. Việc bổ sung các loại hải sản, như ốc, cá, rong biển và sứa vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể mang lại lợi ích to lớn về mặt sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần tuân theo lời khuyên của chuyên gia y tế để đảm bảo chế độ ăn phù hợp theo tình trạng sức khỏe.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin