Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bị bệnh viêm gan B có nguy hiểm không?

Ngày 27/08/2023
Kích thước chữ

Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B cao nhất hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ mức độ nguy hiểm của bệnh để cảnh giác và có cách phòng ngừa hiệu quả. Vậy viêm gan B có nguy hiểm không?

Bệnh viêm gan B nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành viêm gan B mạn tính và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy gan, xơ gan, ung thư gan. Bệnh rất dễ lây lan và bất kỳ ai cũng phải mắc phải. Thế nhưng, nhiều người vẫn chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của bệnh mà vẫn thờ ơ để rồi gây ra hậu quả khôn lường. Vậy bệnh viêm gan B có nguy hiểm không? Cùng tìm lời giải đáp cho thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé!

Những dấu hiệu cảnh báo bị bệnh viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Virus HBV tấn công các tế bào gan và gây viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm này có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Viêm nhiễm cấp tính có thể kéo dài và dẫn đến việc suy giảm chức năng gan.

Người bị bệnh viêm gan B có nguy hiểm không? 2
Viêm gan B ở giai đoạn đầu thường có triệu chứng không rõ ràng

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh viêm gan B thường khá nghèo nàn và không có dấu hiệu rõ ràng nên rất khó nhận biết, dễ bị lầm tưởng với bệnh lý khác. Chỉ đến khi bệnh đã tiến triển nặng khiến cơ thể bị tàn phá, người bệnh đi khám mới phát hiện ra. Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu dưới đây, hãy đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán sớm nhất.

  • Buồn nôn và nôn mửa;
  • Mệt mỏi và suy nhược cơ thể;
  • Sưng và đau ở hạ sườn phải;
  • Chán ăn, sụt cân nhanh;
  • Nổi mề đay hoặc phát ban trên da;
  • Nước tiểu màu sẫm hơn;
  • Mắt và da trắng của mắt bị vàng.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ dễ chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không?

Viêm gan B có nguy hiểm không là thắc mắc mà nhiều người quan tâm. Gan là một cơ quan giữ vai trò quan trọng trong việc lọc máu, đào thải độc tố cho cơ thể. Sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, virus HBV sẽ tấn công các tế bào gan và khiến chức năng gan suy giảm nhanh chóng. Chức năng gan bị suy giảm gây ảnh hưởng đến khả năng đào thải độc tố của gan, lâu ngày khiến cơ thể tích tụ nhiều độc tố. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm gan B sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Xơ gan

Viêm nhiễm kéo dài có thể gây tổn thương gan và dẫn đến sự thay thế các tế bào gan bằng mô sẹo. Điều này gây trở ngại cho chức năng gan và có thể dẫn đến xơ gan.

Viêm gan mãn tính

Tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể dẫn đến viêm gan B mãn tính, gây suy giảm chức năng gan và gây ra các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng.

Người bị bệnh viêm gan B có nguy hiểm không? 3
Tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể dẫn đến viêm gan B mãn tính

Ung thư gan

Viêm gan B mạn tính lâu ngày có thể tiến triển thành ung thư gan. Virus HBV khi xâm nhập vào cơ thể sẽ khiến tấn công tế bào gan và làm suy giảm chức năng gan. Lâu ngày, các tế bào này sẽ chuyển hóa thành các tế bào ác tính, gây nguy cơ tử vong.

Bệnh não gan

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm gan B có thể biến chứng thành bệnh não gan. Khiến người bệnh mất định hướng, tinh thần kém tập trung, mê sảng, thậm chí là hôn mê.

Viêm gan B lây nhiễm qua đường nào?

Vậy, bệnh viêm gan B lây qua đường nào? Nguy cơ nhiễm viêm gan B tăng khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể hoặc các sản phẩm của người nhiễm virus HBV. Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm viêm gan B như:

  • Tiếp xúc với máu nhiễm HBV: Chia sẻ kim tiêm, vật dụng tiêm hoặc các dụng cụ cá nhân không được vệ sinh kỹ sau khi tiếp xúc với máu nhiễm HBV có thể gây nhiễm bệnh.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Viêm gan B có thể lây lan qua quan hệ tình dục với người nhiễm virus. Sử dụng bảo vệ trong quan hệ tình dục có thể giảm nguy cơ lây nhiễm.
  • Từ mẹ sang con: Thai phụ nhiễm viêm gan B có thể truyền virus cho thai nhi qua quá trình mang thai hoặc khi chào đời.
  • Tiếp xúc với người nhiễm: Tiếp xúc với các dịch cơ thể của người nhiễm viêm gan B, đặc biệt là qua các vết thương hoặc máu, có thể gây nhiễm bệnh.
Người bị bệnh viêm gan B có nguy hiểm không? 4
Viêm gan B lây nhiễm qua đường máu hoặc dịch tiết

Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B

Ngoài việc viêm gan B có nguy hiểm không thì việc chẩn đoán cũng là vấn đề cần được quan tâm. Việc chẩn đoán viêm gan B đúng cách là quan trọng để có thể bắt đầu điều trị kịp thời và ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn. Để chẩn đoán chính xác căn bệnh nguy hiểm này, ngoài các triệu chứng lâm sàng thì cần phải thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Xét Nghiệm HBsAg: Xét nghiệm này kiểm tra có sự xuất hiện của kháng nguyên bề mặt HBsAg - đặc trưng của virus viêm gan B hay không. Nếu kết quả dương tính cho thấy cơ thể đang bị nhiễm virus.
  • Xét Nghiệm Anti-HBs: Xét nghiệm này sẽ giúp đánh giá khả năng miễn dịch của cơ thể với virus. Nếu đã tiêm vaccine hoặc đã bị nhiễm virus và khỏi bệnh, cơ thể sẽ sản sinh kháng thể để chống lại virus. Lúc này, xét nghiệm anti-HBs sẽ cho kết quả dương tính với nồng độ >10mUI/ml cho thấy khả năng bảo vệ cơ thể khỏi virus.

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu thêm xét nghiệm men gan AST, ALT, xét nghiệm HBeAg, Anti-HBe, Anti-HBc... để đánh giá chức năng gan, lượng virus, khả năng nhân bản của virus. Những thông tin này sẽ giúp xác định phương hướng điều trị thích hợp để bảo vệ sức khỏe gan.

Cách phòng ngừa bệnh viêm gan B

Viêm gan siêu vi B đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt để bảo vệ gan và duy trì sức khỏe. Dưới đây là những cách phòng ngừa hiệu quả:

  • Tiêm vacxin: Với những người chưa nhiễm bệnh, việc tuân thủ tiêm vacxin viêm gan B đúng liều và đúng lịch trình sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm bệnh viêm gan B. Trường hợp nếu đã mắc bệnh, có thể cân nhắc tiêm vacxine viêm gan A, vacxine cúm hàng năm và vacxine Covid-19.
  • Tầm soát bệnh gan: Nên thiện kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi tình trạng gan, đặc biệt ở người cao tuổi, người xơ gan, và người có tiền sử gia đình ung thư gan.
  • Chế độ ăn uống: Người bệnh viêm gan cần ăn uống đa dạng, cân bằng dinh dưỡng và duy trì cân nặng hợp lý để giúp hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Ngưng sử dụng đồ uống có cồn: Người bị viêm gan B không nên sử dụng rượu bia hoặc đồ uống có cồn để tránh làm bệnh nặng hơn.
  • Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá sẽ khiến bệnh viêm gan tiến triển thành ung thư gan nhanh chóng.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Người nhiễm viêm gan B cần thường xuyên thăm bác sĩ để theo dõi tình trạng gan, đảm bảo điều trị kịp thời nếu cần.
Người bị bệnh viêm gan B có nguy hiểm không? 1
Tiêm vacxin viêm gan B sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm bệnh viêm gan B

Viêm gan B có thể gây ra những tác động nghiêm trọng cho sức khỏe và gan của bạn. Việc hiểu rõ về nguy cơ nhiễm bệnh, các biến chứng và phương pháp phòng ngừa là quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn và cộng đồng. Hy vọng những thông tin chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn phần nào giải đáp được cho thắc mắc bệnh viêm gan B có nguy hiểm không nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin