Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh nhân tiểu đường luôn được bác sĩ điều trị nhắc nhở kiêng khem nhiều trong việc ăn uống, điều này để đảm bảo cho mức chỉ số đường huyết không tăng cao. Vậy thì người tiểu đường có ăn được bí đỏ không?
Bí đỏ là một nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng lại chứa rất ít calo nên thường được sử dụng trong chế độ giảm cân. Bên cạnh hàm lượng dinh dưỡng cao, bí ngô còn có màu sắc tươi sáng và hương vị thơm ngon nhờ vào độ ngọt tự nhiên. Tuy nhiên, liệu người tiểu đường có ăn được bí đỏ không?
Theo chuyên trang sức khỏe Healthline của Hoa Kỳ, một trái bí đỏ có trọng lượng khoảng 250 gram cung cấp đến 137 calo, 2,65 gram protein, 19 gram carbohydrate, 7 gram chất béo và 7 gram chất xơ. Bí đỏ cũng là một nguồn cung cấp vitamin C, vitamin E, kali, canxi, magie và beta-carotene cho cơ thể. Trong đó, beta-carotene là tiền chất của vitamin A, nó giúp tạo ra màu sắc cho bí đỏ.
Các chất dinh dưỡng phong phú trong bí đỏ có thể hỗ trợ cho sức khỏe da, mắt và tim. Ngoài ra, hạt bí đỏ cũng chứa nhiều dinh dưỡng. Trong 30 gram hạt bí đỏ sẽ cung cấp khoảng 86 calo, 4 gram protein, 7 gram chất béo, 1 gram chất xơ và 2 gram carbohydrate.
Để trả lời cho câu hỏi người bệnh tiểu đường có ăn được bí đỏ không, thì bạn cần tìm hiểu xem thực phẩm này có ảnh hưởng đến đường huyết ra sao. Chỉ số đường huyết được sử dụng để đánh giá tốc độ tăng đường huyết sau khi ăn một loại thực phẩm, có thang điểm từ 0 đến 100. Chỉ số đường huyết càng cao, tốc độ tăng đường huyết sẽ càng nhanh. Đối với bí đỏ, chỉ số GI của thực phẩm là 75 và được xếp vào nhóm cao.
Thế nhưng, tải lượng đường huyết của bí đỏ lại khác hoàn toàn. Tải lượng đường huyết là chỉ số dùng để đánh giá mức độ tác động của lượng tinh bột trong thực phẩm lên đường huyết. Tải lượng đường huyết của bí đỏ chỉ có 3, khá thấp và không đáng lo ngại.
Bởi vậy, theo ý kiến của các chuyên gia, bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn bí đỏ. Tuy nhiên, chỉ nên ăn một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần ăn chung bí đỏ với các loại thực phẩm khác, đặc biệt là các loại thực phẩm lành mạnh để có thể tối ưu hóa lợi ích dinh dưỡng của bí đỏ.
Việc ăn bí đỏ có thể mang lại một số lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường, bao gồm:
Như đã đề cập, người bị tiểu đường vẫn có thể ăn bí đỏ vì những lợi ích mà thực phẩm này mang lại cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý những điều sau để đảm bảo sức khỏe khi ăn bí đỏ:
Bí đỏ chứa nhiều vitamin A không tan trong nước, khi ăn nhiều dễ gây tích tụ trong gan và da, từ đó gây vàng da. Ngoài ra, kết cấu bở và đặc của bí đỏ khiến nó khó tiêu hóa, gây cảm giác đầy bụng. Chưa kể đến, bí đỏ còn chứa hàm lượng tinh bột cao, dễ làm tăng đường huyết. Vì vậy, người bệnh nên ăn bí đỏ khoảng 2 - 3 lần/tuần là đủ.
Khi trải qua quá trình chế biến sẽ làm tăng hàm lượng carbohydrate trong bí đỏ, dẫn đến tăng đường huyết. Bởi thế, bạn không nên sử dụng bí đỏ để làm đồ uống, bánh nướng, bánh ngọt,... Vì chúng có chỉ số đường huyết (GI) cao do chứa đường bổ sung và ngũ cốc tinh chế, dẫn đến khó kiểm soát đường huyết.
Vì bí đỏ đã có vị ngọt riêng, bạn không cần thêm đường vào. Việc thêm đường vào món ăn sẽ làm tăng đường huyết hơn.
Tóm lại, người tiểu đường có ăn được bí đỏ không? Người bệnh vẫn có thể ăn thực phẩm này trong thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường như bình thường nhưng với hàm lượng vừa đủ. Bạn có thể ăn bí đỏ kết hợp với các loại thực phẩm lành mạnh khác có thể giúp tối ưu hóa lợi ích dinh dưỡng mà thực phẩm này mang lại. Mong rằng qua bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe.
Xem thêm:
Bảo Vân
Nguồn tham khảo: thanhnien.vn
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.