Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh nhân mắc tiểu đường thường lo lắng về chế độ ăn uống của mình, đặc biệt là khi đối diện với những thực phẩm có chứa đường và tinh bột. Khoai mỡ được biết đến là chứa rất nhiều tinh bột. Tuy nhiên lại có hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Vậy, để trả lời cho câu hỏi bệnh nhân mắc tiểu đường ăn khoai mỡ được không thì hãy cùng đọc ngay bài viết sau nhé!
Khoai mỡ còn được gọi là khoai tím hoặc khoai ngọt, là một loại thực phẩm quen thuộc với nhiều người khi vào bếp. Chúng có nhiều kích cỡ, hình dạng khác nhau, có vỏ xù xì và ruột màu tím đặc trưng.
Với vị ngọt tự nhiên, hương thơm nhẹ, khoai mỡ là một nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều món ăn như làm bánh, nấu canh, luộc, chiên,... Tuy vậy, bệnh nhân mắc tiểu đường ăn khoai mỡ được không?
Được biết khoai mỡ là một loại củ rất có lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường.
Khoai mỡ là một nguồn cung cấp chất xơ cao, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và giảm nguy cơ bệnh tật đường tiêu hóa. Theo các nghiên cứu, cứ 100g khoai mỡ sẽ cung cấp khoảng 20% nhu cầu chất xơ hàng ngày cho cơ thể, giúp cải thiện chức năng ruột và giảm nguy cơ bệnh táo bón.
Đây cũng là nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa, cụ thể phải kể đến là anthocyanin, phenolic, carotenoid và flavonoid, đây là các chất này giúp giảm nguy cơ các bệnh lý tim mạch, bệnh ung thư và các bệnh lão hóa khác.
Khoai mỡ còn được biết đến là có khả năng làm ổn định đường huyết sau khi ăn. Với đặc tính này, sẽ giúp ích được rất nhiều cho các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Đặc biệt, khoai mỡ là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin C, vitamin A, vitamin E, magie, kali và sắt, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại và cải thiện chức năng của các bộ phận trong cơ thể.
Bệnh nhân mắc tiểu đường ăn khoai mỡ được không? Được biết khoai mỡ là thực phẩm giàu carbohydrate phức hợp với GI= 24 (chỉ số GI của thực phẩm). Đây là chỉ số đường huyết thấp, sẽ giúp điều tiết quá trình giải phóng đường trong máu.
Như vậy, carbohydrate có trong khoai mỡ khi ăn vào cơ thể sẽ được phân hủy thành đường từ từ và việc giải phóng năng lượng sẽ ổn định hơn. Vì thế mà lượng đường trong máu sẽ không bị tăng đột biến.
Bên cạnh đó, khoai mỡ còn chứa rất nhiều flavonoid, đây là chất chống oxy hóa mạnh có vai trò làm giảm lượng đường có trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Đặc biệt, chất này còn giúp đảo ngược việc mất cân bằng oxy hóa và bảo vệ các tế bào sản xuất insulin có trong gan.
Đối với kháng insulin thì đây là tình trạng giảm hiệu quả của tế bào với insulin - một loại hormon có vai trò quan trọng với việc kiểm soát lượng đường có trong máu. Chính vì thế mà người mắc bệnh tiểu đường nếu ăn khoai mỡ sẽ giúp giảm được tình trạng kháng insulin này.
Qua thông tin trên, câu trả lời cho "bệnh nhân mắc tiểu đường ăn khoai mỡ được không" chính là có thể thêm thực phẩm này vào chế độ ăn uống hằng ngày của bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, cần phải kiểm soát số lượng và cách chế biến để tránh tăng đường huyết. Nên kết hợp khoai mỡ với các loại thực phẩm mà người bị bệnh tiểu đường nên ăn khác.
Người mắc bệnh tiểu đường cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống để kiểm soát lượng đường trong máu. Khoai mỡ có thể là một phần của chế độ ăn uống, thực đơn 7 ngày của người tiểu đường, nhưng cần phải lưu ý một số điểm quan trọng sau đây:
Mong rằng qua bài viết trên đã phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của khoai mỡ đối với cơ thể của chúng ta. Đồng thời, cũng hy vọng giúp mọi người hiểu rõ được về vấn đề bệnh nhân mắc tiểu đường ăn khoai mỡ được không. Đừng quên theo dõi nhà thuốc Long Châu để biết được thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé.
Xem thêm:
Minh Hạnh
Nguồn tham khảo: Diagold
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.