Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Người tiểu đường có ăn được phở không?

Ngày 27/04/2023
Kích thước chữ

Phở là món ăn truyền thống của Việt Nam và được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, như các món ăn truyền thống khác, phở cũng cần khá nhiều gia vị để tạo nên hương vị đậm đà. Vậy người tiểu đường có ăn được phở không? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Người tiểu đường có chế độ dinh dưỡng khác với người bình thường. Các món ăn và thực phẩm trước khi người tiểu đường sử dụng cần phải cân nhắc lượng đường cẩn thận. Do đó, việc người tiểu đường có ăn được phở không cũng khiến nhiều người đắn đo suy nghĩ.

Hàm lượng dinh dưỡng trong phở

Trung bình mỗi bát phở chứa 350 kcal, chiếm 1/3 mức năng lượng cần thiết, trong khi đó năng lượng cần nạp tối thiểu trong ngày là 2000 kcal.

Sở dĩ phở nhiều kcal như vậy là do nó có thành phần là bánh phở, nước dùng thì kết hợp cùng thịt bò hoặc gà, sau đó nêm thêm các gia vị như chanh, tiêu, ớt, muối,… 

Ngoài ra, theo nghiên cứu khoa học, trong mỗi bát phở sẽ chứa protein, lipid, glucid, các axit amin, khoáng chất và cholesterol:

  • Thịt bò giàu protein giúp bổ sung năng lượng, thúc đẩy các tế bào hoạt động khỏe mạnh.
  • Một số thành phần khác trong phở cũng rất giàu vitamin và khoáng chất, tăng đề kháng cho cơ thể.
  • Sợi phở giàu chất bột đường và axit amin.
Người tiểu đường có ăn được phở không? 1
Phở là món ăn giàu dinh dưỡng và nhiều năng lượng

Người tiểu đường có ăn được phở không?

Vì giàu đạm và bổ dưỡng như thế nên nhiều người tỏ ra quan ngại không biết người tiểu đường có ăn được phở không? Hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học chứng minh phở gây hại cho người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, đây là một món ăn giàu đạm và chứa cholesterol, vì vậy các bạn nên chú ý cân đối vào khẩu phần, nếu không cân nhắc cẩn thận sẽ dễ dẫn đến tăng lượng đường huyết trong máu.

Để đảm bảo an toàn, tốt nhất người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn phở 2 - 3 lần/tuần và trong ngày nên hạn chế nạp thêm các loại thực phẩm có chỉ số GI cao. Chẳng hạn như các loại đồ ăn chế biến sẵn, nước ngọt chứa gas, hoa quả sấy khô,... vì chúng sẽ làm lượng đường huyết trong máu tăng cao, kéo theo việc cơ thể sẽ tiêu hao năng lượng nhanh hơn.

Người tiểu đường ăn phở cần lưu ý gì?

Mặc dù phở khá ngon và người tiểu đường có thể ăn phở với tần suất hợp lý, tuy nhiên bệnh nhân cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

Chọn ăn phở có hàm lượng calo thấp

Có thể chọn các loại phở ít calo như:

  • Dùng bánh phở được làm từ gạo lứt để hạn chế calo được hấp thụ vào cơ thể.
  • Ăn phở gà sẽ tốt phở bò vì thịt gà là thịt trắng, tốt cho sức khỏe và giàu dinh dưỡng cao hơn.
  • Phở ăn liền cũng phần nào đó giảm bớt lượng calo hấp thụ vào cơ thể.
Người tiểu đường có ăn được phở không? 2
Phở gà là thịt trắng nên tốt cho sức khoẻ hơn

Không phải loại phở nào cũng giàu năng lượng và có chỉ số đường huyết cao. Do đó nếu chúng ta lựa chọn kỹ lưỡng nguyên liệu sẽ giúp kiểm soát được số calo nạp vào cơ thể, hạn chế tình trạng thừa cân, chỉ số đường huyết tăng cao bất thường.

Hạn chế ăn phở chế biến sẵn

Chúng ta sẽ rất khó kiểm soát được nguyên liệu cũng như gia vị của một tô phở chế biến sẵn, do đó rất khó cân đối thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần hàng ngày. 

Chưa kể đến việc mua phở chế biến sẵn ngoài hàng quán còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây có thể là nguyên nhân khiến nhiều người bị ngộ độc, đầy bụng, khó chịu,... Do vậy, tốt nhất các bạn nên hạn chế ăn phở chế biến sẵn mà hãy ưu tiên nấu tại nhà. 

Khi tự nấu phở tại nhà, bạn có thể lựa chọn nguyên liệu kỹ càng, xanh và sạch. Đồng thời cân chỉnh được lượng calo nạp vào cơ thể, có thể thêm bớt thịt bò, gà bằng các loại rau xanh để bổ sung vitamin, chất xơ nhiều hơn, từ đó giúp dễ tiêu, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng.

Chú ý thời gian thưởng thức phở

Một tô phở với lượng calo là 350 hoàn toàn phù hợp để bổ sung dinh dưỡng và năng lượng vào bữa sáng hoặc trưa. Vào thời điểm này, cơ thể chúng ta cần nguồn năng lượng dồi dào để thực hiện các hoạt động sống và cần năng lượng để duy trì, đặc biệt là trí não.

Người tiểu đường có ăn được phở không? 3
Nên ăn phở vào bữa sáng để cung cấp năng lượng cho cơ thể

Còn nếu người bệnh tiểu đường ăn phở vào buổi tối sẽ khiến hệ tiêu hóa, gan, thận bị quá tải. Nguyên nhân là do buối tối các cơ quan này cần nghỉ ngơi. Ngoài việc các bộ phận này không thể chuyển hóa hết năng lượng dư thừa, làm lượng đường huyết trong máu tăng cao thì ăn phở vào ban đêm còn khiến các chức năng trong cơ thể suy yếu, ảnh hưởng đến sức đề kháng.

Lựa chọn phương pháp chế biến an toàn

Ngày nay phở đã được “biến tấu” với nhiều cách chế biến khác nhau để giúp món ăn thêm phần thơm ngon hấp dẫn. Tuy nhiên, các kiểu chế biến như chiên, xào,... không phù hợp với người tiểu đường vì chứa khá nhiều dầu mỡ, có nguy cơ làm tăng chỉ số GI nhanh chóng.

Ngoài ra, khi chế biến phở ở nhiệt độ cao, sợi phở dễ bị biến chất và sinh ra độc tố có hại cho sức khỏe. Thậm chí, chúng còn có nguy cơ thúc đẩy biến chứng tiểu đường nặng thêm, gây cản trở cho quá trình điều trị và phục hồi sau này.

Trên đây là một vài thông tin về món phở truyền thống cũng như giải đáp thắc mắc người tiểu đường có ăn được phở không. Có thể thấy, người tiểu đường có thể ăn phở nhưng cần ăn với một thực đơn hợp lý, có thể bổ sung món ăn này nhưng không nên ăn quá thường xuyên, tránh làm ảnh hưởng đến cân nặng và lượng đường huyết trong cơ thể.

Xem thêm:

Người tiểu đường có ăn được khoai sọ không

Người tiểu đường có an được chuối sáp không

Như Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin