Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Người tiểu đường nên uống sữa vào lúc nào để hấp thu dinh dưỡng tốt nhất?

Ngày 28/05/2023
Kích thước chữ

Người tiểu đường có chế độ dinh dưỡng khá khắt khe dẫn đến đôi lúc cơ thể sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Do đó việc cho người tiểu đường uống sữa để bổ sung dưỡng chất mang lại hiệu quả khá tốt. Vậy người tiểu đường nên uống sữa vào lúc nào để hấp thu trọn vẹn dưỡng chất? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Sữa vẫn sẽ chứa một hàm lượng đường nhất định trong phạm vi cho phép. Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường cũng biết nên uống sữa vào lúc nào để hấp thụ tối đa dưỡng chất cần thiết mà vẫn giữ cho đường huyết ở mức ổn định. Vậy người tiểu đường nên uống sữa vào lúc nào?

Sữa cho người tiểu đường là gì?

Sữa là một thực phẩm quan trọng trong chế độ ăn của mỗi người, tuy nhiên đối với người bệnh tiểu đường, vấn đề dinh dưỡng càng trở nên quan trọng hơn trong việc điều chỉnh chỉ số đường huyết. Tuy sữa thông thường có khả năng cung cấp canxi tuyệt vời nhưng lại chứa quá nhiều chất béo và tinh bột, gây rủi ro cho sức khỏe của những người mắc bệnh này.

Vì vậy, hiện nay đã có sự phát triển của sản phẩm sữa dành riêng cho người bệnh tiểu đường, có công thức đặc biệt hơn so với sữa thông thường nhằm bổ sung hoặc thay thế bữa ăn. Sữa này không chỉ giúp ổn định hàm lượng đường huyết trong máu mà còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất và năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.

Người tiểu đường nên uống sữa vào lúc nào để hấp thu dinh dưỡng tốt nhất? 1
Người tiểu đường nên uống sữa dành cho người tiểu đường để đảm bảo an toàn

Vì sao người tiểu đường cần uống sữa?

Sữa là một nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của mọi người, đặc biệt là đối với những người bị tiểu đường. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, người bị tiểu đường có nguy cơ cao bị loãng xương và gãy xương. Tình trạng này phổ biến hơn khi người bệnh già đi và khối lượng xương giảm. Việc sử dụng các thực phẩm giàu canxi như sữa giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ chống lại loãng xương.

Tuy nhiên, lactose trong sữa cũng được tính vào tổng lượng carbohydrate tiêu thụ hàng ngày. Do đó, theo khuyến nghị của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, người bệnh tiểu đường nên tiêu thụ từ 45 đến 60 gam carbohydrate mỗi bữa ăn, trong đó có khoảng 226 gam sữa tương đương với khẩu phần sữa hàng ngày.

guoi-tieu-duong-nen-uong-sua-vao-luc-nao-de-hap-thu-dinh-duong-tot-nhat-1.jpeg
Sữa bổ sung canxi và cải thiện xương khớp cho người lớn tuổi

Thời điểm nên sử dụng sữa cho người bệnh đái tháo đường

Người tiểu đường nên uống sữa vào lúc nào? Việc sử dụng sữa đúng cách là rất quan trọng trong việc duy trì và kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường. Dưới đây là các thời điểm nên uống sữa:

  • Uống vào bữa sáng: Uống sữa vào buổi sáng giúp người tiểu đường no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn. Sữa có chứa protein tự nhiên giúp tăng cảm giác no và làm chậm quá trình tiêu hoá. Vì vậy, nên uống một ly sữa vào bữa sáng.
  • Uống vào bữa phụ chiều: Sữa là bữa phụ hoàn hảo cho người tiểu đường, giúp giảm lượng thức ăn trong các bữa chính và không làm đường huyết tăng quá cao sau khi ăn. Uống một ly sữa trước khi tập thể dục còn giúp tăng cường trao đổi chất, thúc đẩy sự vận động của cơ bắp và phòng ngừa nguy cơ hạ đường huyết khi vận động quá sức.
  • Các thời điểm khác: Ngoài 2 thời điểm trên, người tiểu đường có thể uống sữa vào các thời điểm khác trong ngày như sau bữa ăn chính để giúp cân bằng dinh dưỡng và hạn chế tăng đường huyết.
  • Uống trước khi ngủ đêm 1 tiếng: Bữa tối hôm trước đến bữa sáng hôm sau có thể cách nhau khoảng 12 tiếng. Điều đó có thể khiến người bệnh bị hạ đường huyết trong đêm. Do đó, người tiểu đường có thể uống một ly sữa trước khi đi ngủ để ổn định chỉ số đường huyết suốt đêm.
Người tiểu đường nên uống sữa vào lúc nào để hấp thu dinh dưỡng tốt nhất? 3
Tốt nhất người tiểu đường nên uống sữa vào buổi sáng

Chú ý rằng, lượng sữa nên uống phù hợp với từng trường hợp và theo chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng sữa đúng cách cùng với chế độ ăn uống và vận động hợp lý là cách hiệu quả để kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường. Ngoài ra , người bệnh cũng nên đo đường huyết sau ăn 1 giờ đến 2 giờ để có thể điều chỉnh kịp thời khẩu phần ăn trong ngày. 

Khi chọn sữa cho bệnh nhân đái tháo đường cần lưu ý gì?

Khi lựa chọn sữa cho người bệnh tiểu đường, cần lưu ý một số tiêu chí sau:

  • Chọn sản phẩm sữa có chỉ số đường huyết thấp để giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.
  • Chọn sản phẩm sữa không đường, ít ngọt và tách béo để giảm thiểu nguy cơ tăng chỉ số đường huyết. Các sản phẩm sữa ít chất béo hoặc có chứa chất béo tốt được xem là tốt cho người bệnh tiểu đường và giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch.
  • Lựa chọn sản phẩm sữa phù hợp với từng trường hợp, dựa trên tình trạng sức khoẻ của từng người bệnh. Sản phẩm sữa có thêm các thành phần dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, axit amin, thảo dược cũng được khuyến cáo để hỗ trợ sức khỏe.
  • Lựa chọn sữa có hệ bột đường chuyên biệt cho người tiểu đường như bột đường Isomalt chiết xuất hoàn toàn từ củ cải đường. Loại bột đường này giúp giảm nguy cơ ung thư trực tràng, phòng tránh loét đại tràng, táo bón, tiêu chảy và viêm ruột thừa. Khi ăn, đường Isomalt sẽ không làm tăng đột ngột chỉ số đường huyết.

Như vậy, khi chọn sữa cho người tiểu đường cần phải dựa trên những nguyên tắc riêng để vừa cung cấp dinh dưỡng vừa hỗ trợ kiểm soát được chỉ số đường huyết.

Trên đây là một vài thông tin về vấn đề uống sữa của người bị đái tháo đường. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, quý đọc giả đã biết được người tiểu đường nên uống sữa vào lúc nào cũng như một số lưu ý khi cho người tiểu đường uống sữa một cách khoa học nhất.

Xem thêm:

Tiêu chuẩn chọn sữa cho người suy thận tiểu đường

Công dụng và cách làm sữa hạt cho người tiểu đường

Như Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin