Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bị chó cắn là một tai nạn khá phổ biến có thể gặp ở bất cứ ai, bất cứ lúc nào. Vết thương do chó cắn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Vấn đề bị chó cắn có cho con bú được không chính là những nỗi lo hàng đầu của những người đang nuôi con bằng sữa mẹ. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp thông tin giúp bạn làm rõ vấn đề này.
Hiện nay, số lượng cá nhân và gia đình nuôi chó là rất lớn. Tuy nhiên, hầu hết người nuôi chó đều chủ quan không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người xung quanh. Đặc biệt, tình trạng chó thả rông ngoài đường không đeo rọ mõm tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với cộng đồng. Trong đó, bị chó cắn là tai nạn thường gặp nhất.
Bị chó cắn là điều không ai mong muốn nhưng nó hoàn toàn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ ai. Bị chó cắn xước da, chảy máu có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường nếu không biết cách xử trí. Chính vì thế, với những người đang nuôi con bằng sữa mẹ không may bị cắn, vấn đề bị chó cắn có cho con bú được không khiến họ vô cùng lo lắng.
Tình trạng bị chó cắn có nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Bên cạnh đó, nguyên nhân chó tấn công con người cũng là yếu tố để đánh giá tình trạng nguy hiểm của người bị chó cắn. Trước khi tìm hiểu bị chó cắn có cho con bú được không, chúng ta hãy cùng xem xét mức độ nguy hiểm của tình trạng này.
Thông thường, vết cắn do chó gây ra sẽ được phân loại ra 5 mức độ khác nhau, bao gồm:
Tất cả những trường hợp bị chó cắn gây ra vết thương hở đều cầm xử trí kịp thời, nếu không sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng dưới đây.
Người bị chó cắn có nguy cơ nhiễm virus dại, đây là một loại virus rất nguy hiểm. Bệnh dại thường không lây từ người sang người mà thường lây qua vết cắn từ động vật bị nhiễm bệnh. Virus dại có thể lây truyền sang người từ dịch nước bọt thông qua vết cắn. Nguy hiểm hơn, nếu động vật nhiễm virus dại liếm vào vết thương hở, tiếp xúc với vùng da bị trầy xước hay niêm mạc miệng, mũi thì cũng có thể lây truyền virus dại sang người. Đó cũng chính là lý do khiến nhiều chị em lo lắng việc bị chó cắn có cho con bú được không. Người mắc bệnh dại có tỷ lệ tử vong tới 100% khi xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, cảm giác ngứa ran, tê liệt cơ bắp,... Tuy nhiên, nếu vết thương do bị chó cắn được sơ cứu đúng cách và tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh dại thì tỷ lệ sống là rất lớn.
Vết thương do bị chó cắn có thể nhiễm vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, tụ cầu vàng kháng methicillin, pasteurella và capnocytophaga. Nếu không xử trí đúng cách, vết thương rất dễ bị nhiễm trùng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, suy thận, đau tim,...
Với những trường hợp bị cắn nhiều, vết cắn sâu có thể làm tổn thương dây thần kinh, cơ và các mạch máu dưới da. Tổn thương có sẽ gây ra những cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống của người bị chó cắn. Ngoài ra, tổn thương dây thần kinh do bị chó cắn có thể dẫn đến giảm cảm giác, tê bì, thậm chí mất khả năng điều khiển, định hướng hành vi,…
Ngoài nguy cơ mắc bệnh dại, các vết thương khi bị chó cắn có thể khiến vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể. Đây cũng là tình trạng nguy hiểm cần điều trị ngay nếu xuất hiện các triệu chứng như co cứng hàm, co giật khi bị kích thích,...
Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ bị chó cắn có cho con bú được không? Đây là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm bởi tỷ lệ bị chó cắn ở nước ta là rất lớn. Theo các chuyên gia, người bị chó cắn vẫn có thể cho con bú được. Bởi hiện nay vẫn chưa có khuyến cáo về việc phải ngừng cho con bú nếu không may bị chó cắn hoặc vừa tiêm vắc xin phòng dại.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người đang cho con bú bị chó cắn sẽ không nguy hiểm. Bạn vẫn cần sơ cứu khi bị chó cắn trước khi đến bệnh viện và tiến hành các bước tiêm vắc xin phòng bệnh tiếp theo.
Khi bị chó cắn, việc đầu tiên bạn phải làm là sơ cứu vết thương bằng cách cầm máu (nếu vết thương sâu và chảy nhiều máu, sau đó hãy rửa thật sạch vùng da bị thương bằng xà phòng và nước ấm. Tiếp theo, che kín vết thương bằng băng gạc y tế vô trùng và giữ vùng bị chó cắn cao hơn tim. Cuối cùng, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra vết thương, đồng thời tiêm vắc xin dại kịp thời.
Tiêm vắc xin phòng dại là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất khi bị chó cắn. Phụ nữ bị có cắn khi đang cho con bú có thể tiêm được các loại vắc xin đang lưu hành phổ biến tại Việt Nam như vắc xin Verorab (Pháp), Abhayrab (Ấn Độ), Abhayrab 0.5 ml (TB) (Ấn Độ) tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu. Tùy vào vị trí và tình trạng vết chó cắn cũng như lịch sử tiêm vắc xin phòng dại, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ tiêm phù hợp.
Tóm lại, bị chó cắn là tai nạn rất nguy hiểm không thể xem nhẹ. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn giải tỏa được nỗi lo về vấn đề bị chó cắn có cho con bú được không. Đồng thời có thêm kiến thức xử trí đúng cách nhất khi bị chó cắn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.