Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bà bầu bị đau bắp chân là một hiện tượng xảy ra rất phổ biến và hầu như đã trở thành một phần trong giai đoạn mang thai. Điều này mang lại không ít phiền toái cũng như gây ra sự mệt mỏi, không thoải mái cho bà bầu. Vậy đâu là nguyên nhân bà bầu bị đau bắp chân? Mẹ bầu cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng này?
Trong quá trình mang thai, hầu như các bà bầu đều bị đau bắp chân. Tuy nhiên, nguyên nhân bà bầu bị đau bắp chân thì không phải ai cũng biết rõ. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về nguyên nhân cũng như biện pháp phòng ngừa tình trạng đau bắp chân ở mẹ bầu trong bài viết dưới đây nhé!
Tình trạng đau nhức bắp chân bắt đầu xuất hiện từ lúc kết thúc tam cá nguyệt thứ 2 (từ tuần 13 đến hết tuần 27 của thai kỳ) cho đến khi bắt đầu tam cá nguyệt thứ 3 (từ tuần 28 - 40 của thai kỳ). Hơn nữa, hiện tượng bà bầu bị đau chân càng trở nên rõ ràng hơn đó là ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Do giai đoạn này, thai nhi đã lớn và áp lực của bé đè nén lên chân của thai phụ, khiến cho người mẹ càng dễ bị đau mỏi hơn. Hiện tượng đau bắp chân này thường xuyên diễn ra vào ban đêm hơn so với ban ngày.
Khi bà bầu bị đau bắp chân, những dấu hiệu thường gặp nhất đó là phù chân, sưng nề đôi chân. Bên cạnh đó, cơn đau có thể lan tỏa tới cả mặt sau của chân và phần hông, đồng thời các vị trí như mắt cá chân hoặc bàn chân là những nơi dễ bị sưng phù nhất. Những biểu hiện này làm cho các mẹ bầu khó khăn trong việc di chuyển, khiến cho các mẹ bầu có xu hướng lười vận động, thay vào đó là ngồi và nằm nhiều.
Sau khi sinh con, tình trạng bị đau bắp chân có thể biến mất, có thể giảm nhẹ hoặc cũng có thể bị nặng hơn. Vì vậy, trong quá trình mang thai, việc chăm sóc sức khoẻ của các bà bầu là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Khi bị đau bắp chân, đặc biệt là trong 3 tháng cuối, khiến cho các bà bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, gây căng thẳng, mất ngủ, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân bà bầu bị đau bắp chân là gì?
Sự phát triển từng ngày của thai nhi làm cho các mẹ bầu tăng cân nhanh chóng, mà cân nặng tăng lên sẽ tạo ra một áp lực lớn lên các dây chằng dây của bà bầu. Và ở trong một thời gian dài mà các dây này bị kéo căng ra, sẽ gây ra tình trạng vòm chân thấp. Điều này xảy ra khi gân bàn chân bị dàn phẳng. Khi đó, hiện tượng này có thể kéo căng gân gan chân, mà hệ thống dây chằng có chức năng giữ vòm chân hình cung, do đó sẽ làm cho bàn chân bị đau nhức.
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, nồng độ hormone tăng lên, cơ thể của người mẹ tăng sản sinh một loại tiết tố đó là Relaxin. Chất tiết tố này đảm nhận vai trò làm giãn các cơ và dây chằng ở vùng chậu, có tác dụng chuẩn bị cho quá trình vượt cạn của người mẹ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc dẫn đến giãn cơ và dây chằng ở vùng chân, gây ra viêm và đau nhức ở chân.
Khi mang thai khiến cho quá trình tuần hoàn máu đến chân bị thay đổi, điều này dẫn đến tình trạng ứ dịch ở chân cũng như ở xung quanh mắt cá chân. Bên cạnh đó, khi tử cung to ra và chèn ép các mạch máu làm cho máu không lưu thông và bị giữ lại, dẫn đến hiện tượng phù nề ở chân.
Hiện tượng này xảy ra rất phổ biến ở bà bầu, nguyên nhân là do các bà bầu bị thiếu canxi hoặc dư photpho. Tình trạng chuột rút thường xảy ra vào ban đêm sau khi bàn chân đã đi lại và hoạt động nhiều vào ban ngày. Bên cạnh đó, tình trạng tăng cân khi mang thai cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị chuột rút hơn.
Một trong những nguyên nhân bà bầu bị đau bắp chân đó là giãn tĩnh mạch, tình trạng này chiếm gần 20% bà bầu khi mang thai. Điều này có thể là do việc cơ thể sản sinh thêm máu trong hệ tuần hoàn, khiến tăng áp lực lên thành tĩnh mạch làm cho tĩnh mạch bị giãn ra. Từ đó gây ra tình trạng đau bắp chân ở bà bầu.
Càng về giai đoạn cuối của thai kỳ, thai nhi càng ngày càng phát triển khiến cho trọng tâm của cơ thể bà bầu bị lệch. Từ đó, khả năng vận động của các bà bầu bị ảnh hưởng. Khi vận động ít, tư thế ngồi, ngủ hoặc đứng không phù hợp có thể gây chèn ép các mạch máu ở chân, làm giảm lượng máu lưu thông tới chân, đồng thời làm giảm cả lượng oxy cung cấp. Từ đó, gây ra tình trạng đau nhức, đau mỏi chân tay.
Nước là thành phần không để thiếu đối với con người, nhất là đối với phụ nữ mang thai. Khi bị thiếu nước hoặc mất nước khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể người mẹ bị trì trệ, dẫn đến hiện tượng ứ đọng các axit lactic gây ra đau nhức các cơ xương.
Hầu như tình trạng đau bắp chân đều không gây nguy hiểm, nhưng nó mang lại sự mệt mỏi, khó chịu cho các bà bầu, nhất là khi vào ban đêm. Tình trạng này diễn ra thường xuyên khiến các bà bầu có thể bị mất ngủ, gây ra sự mệt mỏi, chán ăn, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ. Do vậy, các mẹ bầu cần phải có những biện pháp ngăn ngừa tình trạng này. Cụ thể như sau:
Như vậy, có thể thấy rằng đau bắp chân tuy không gây nguy hiểm nhưng nó làm cho bà bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Hy vọng qua bài viết trên có thể giúp bạn đọc hiểu được nguyên nhân bà bầu bị đau bắp chân và biết được các biện pháp phòng tránh nhằm giúp bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh trước khi sinh nở.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.