Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau răng là một tình trạng khá phổ biến trong cuộc sống, nó gây cảm giác rất khó chịu, bức bối trong người, tác động lớn đến sức khỏe tinh thần con người. Vậy nguyên nhân dẫn đến đau răng là gì? Thuốc đau răng nào để điều trị tình trạng này hiệu quả?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau răng của mỗi người là không giống nhau, có thể là do bệnh lý hay tác động bên ngoài… Vậy thuốc đau răng gồm những loại nào và cách điều trị ra sao? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay nhé.
Để điều trị chứng đau răng một cách hiệu quả thì trước hết cần phải biết nguyên nhân nào dẫn đến đau răng?
Bệnh về nướu hoặc ở các tổ chức quanh nướu là nguyên nhân dẫn đến đau răng. Khi đó các mảng bám khiến cho nước bị tụt xuống làm cho cấu trúc xương nâng đỡ răng bị phá huỷ. Bên cạnh đó, có túi nha chu khiến cho vùng răng khó vệ sinh sạch dẫn đến viêm ở các tổ chức xung quanh răng.
Khi các vi khuẩn xuất hiện trong miệng mà chuyển hoá đường và tinh bột thành axit, đồng thời hoà tan men và ngà răng ở trong nước bọt sẽ dẫn đến tạo thành lỗ sâu. Khi lỗ sâu nhỏ thì có thể sẽ không gây đau, nhưng khi lỗ sâu to và lớn lúc đó sẽ khiến cho các mảnh vụn thức ăn tích đọng lại, nếu để lâu thì sẽ gây ra viêm tuỷ răng. Tình trạng này nếu không được xử lý sớm sẽ dẫn đến áp xe xương ổ răng.
Sau khi mắc các bệnh thuỷ đậu, sởi… trẻ em nếu không giữ vệ sinh răng miệng tốt sẽ dẫn đến viêm loét hoại tử miệng khiến răng bị đau, có thể gây ra nhiễm trùng máu và nặng hơn là gây ra biến chứng về phổi rất nguy hiểm. Đối với người già thì sức đề kháng đã bị suy yếu nên thường gây ra viêm lợi, viêm quanh răng dẫn đến đau răng.
Răng khôn là loại răng mọc cuối cùng sau khi các răng khác đã mọc ổn định và đúng vị trí. Chính vì thế mà răng khôn rất dễ bị mọc ngầm, mọc lệch trong xương hàm, đâm lệch vào chân răng bên cạnh hoặc nướu. Điều này đã tạo nên những cơn đau răng kéo dài.
Mòn cổ chân răng là do đánh răng quá mạnh hoặc đánh không đúng cách, dùng bàn chải đánh răng cứng, làm cho phần răng sát với nướu răng bị mòn. Khi đó, lớp men răng bị mòn làm lộ ra cả lớp ngà, dẫn tới hiện tượng ê buốt, đau răng khi đánh răng hoặc lúc ăn uống.
Bên cạnh những yếu tố trên còn một số nguyên nhân gây ra tình trạng đau răng đó là:
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng đau răng mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc đau răng nào để điều trị. Dưới đây là một số loại thuốc đau răng phổ biến:
Nhiều người thắc mắc liệu đau răng uống Paracetamol được không? Sử dụng thuốc giảm đau có hoạt chất là Paracetamol là sự lựa chọn hàng đầu của bác sĩ trong việc điều trị đau răng. Đây là loại thuốc điều trị hiệu quả ngay tức thì và sử dụng được cho mọi lứa tuổi người lớn cũng như trẻ nhỏ.
Hai loại thuốc được dùng nhiều nhất là Paracetamol và Acetaminophen. Đặc biệt, thuốc giảm đau Acetaminophen vừa làm giảm đau răng vừa có thể hạ sốt rất hiệu quả. Tuy nhiên, loại thuốc này lại chứa ít chất kháng viêm, nên nếu đau răng do viêm tủy, viêm nướu, viêm chân răng… thì nên sử dụng thuốc giảm đau Paracetamol.
Đây được coi là một trong những loại thuốc giảm đau răng cấp tốc do răng sâu, bệnh về nướu hoặc áp lực xoang trong một thời gian không dài. Nhóm thuốc trị đau răng kháng viêm có thể kể đến đó là: Meloxicam, Ibuprofen, Diclofenac…
Khi điều trị bằng nhóm thuốc này có khả năng gặp tác dụng phụ đối với những người có bệnh nền về tim mạch hoặc đường tiêu hoá, phụ nữ có thai, vì vậy cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng, đồng thời nên dùng với liều phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.
Đây là loại thuốc giảm đau nhanh chóng, được bào chế dưới nhiều dạng như dạng gel, dạng dung dịch hoặc dạng xịt để giảm bớt cơn đau tức thời.
Mặc dù loại thuốc này đem đến hiệu quả giảm đau nhanh nhưng chỉ có tác dụng giảm đau trong thời gian ngắn, cần phải sử dụng thuốc nhiều lần, điều này rất dễ gây ra dị ứng hoặc sốc phản vệ.
Bên cạnh đó, không nên quá lạm dụng loại thuốc này bởi sử dụng thường xuyên có thể làm cho chất kháng sinh trực tiếp thấm qua nướu răng gây ra những tổn thương như lung lay răng, tiêu chân răng và gây gãy rụng răng sớm. Điển hình của nhóm thuốc giảm đau này là Lidocaine, Benzocaine, Prilocaine…
Mặc dù các loại thuốc đau răng được các chuyên giá đánh giá cao, tuy nhiên không phải trường hợp nào sử dụng thuốc cũng có thể đạt kết quả như mong muốn. Do đó mọi người cần lưu ý một số điều khi sử dụng thuốc đau răng:
Bên cạnh việc sử dụng thuốc đau răng chúng ta cần có biện pháp để ngăn ngừa tình trạng đau răng, cụ thể:
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân dẫn đến đau răng, các loại thuốc trị đau răng, lưu ý khi sử dụng thuốc đau răng và một số biện pháp ngăn ngừa. Nguyên nhân dẫn đến đau răng khác nhau, nên để biết rõ tình trạng đau răng của bản thân thì nên đến nha khoa để khám và nhận lời tư vấn của bác sĩ.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.